Trắc nghiệm bài 7: Thực hành tiếng việt: biện pháp tu từ, từ đồng âm, từ đa nghĩa, từ láy

Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Thực hành tiếng việt: biện pháp tu từ, từ đồng âm, từ đa nghĩa, từ láy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ, TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ ĐA NGHĨA, TỪ LÁY

PHẦN A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (1 câu)

Câu 1. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

A. Từ ghép và từ láy

B. Từ phức và từ ghép

C. Từ phức và từ đơn

D. Từ phức và từ láy

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

A. Cây dừa, sãi tay bơi

B. Cỏ gà rung tai

C. Kiến hành quân đầy đường

D. Bố em đi cày về

 

Câu 2. Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác? Khoanh vào chữ cái trước đáp án em chọn.

A. Con gà này nặng 3 cân.

B. Câu hò xa vọng, nặng tình nước non.

C. Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng.

D. Giọng nói nghe rất nặng.

 

Câu 3. Từ và trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” (Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) với từ “và” trong các câu:

a) “Em bé đã biết và cơm bằng đũa”

b) “Nhà thơ Nguyễn Khuyến quê ở làng Và”

là từ...

A. Từ nhiều nghĩa

B. Từ đồng nghĩa

C. Từ trái nghĩa

D. Từ đồng âm

 

Câu 4. Các từ đá, bò trong các câu:

a) Con ngựa đá con ngựa đá. Con ngựa đá không đá con ngựa.

b) Con kiến bò đĩa thịt bò.

Là các từ:

A. Từ đồng âm

B. Từ nhiều nghĩa

C. Từ trái nghĩa

D. Từ đồng nghĩa

 

Câu 5. Từ chân trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” (Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) và các từ chân trong các câu sau giống hay khác nhau về nghĩa, hoặc có liên hệ gì về nghĩa?

a) Mặt Trời đã lặn xuống dưới chân núi.

b) Ở khu đất dưới chân đồi, người ta trồng nhiều ngô khoai.

c) Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

d) Quả bóng lăn đến chân cột rồi dừng lại ở chân tường.

đ) Em gạch chân chữ này để đánh dấu từ mới.

e) Vần chân là vần cuối câu thơ, vần lưng ở giữa câu thơ.

A. Từ nhiều nghĩa

B. Từ đồng nghĩa

C. Từ đồng âm

D. Từ trái nghĩa

 

Câu 6. Từ quả trong các câu sau là:

a) Quả gì mà gai chi chít?

Xin thưa rằng quả mít.

b) Quả gì mà da cưng cứng?

Xin thưa rằng quả trứng.

c) Quả gì mà lăn long lóc?

Xin thưa rằng quả bóng.

d) Quả gì mà to to nhất?

Xin thưa rằng quả đất.

(Lời bài hát)

A. Từ nhiều nghĩa

B. Từ đồng nghĩa

C. Từ đồng âm

D. Từ trái nghĩa

 

Câu 7. Những tiếng đầu nào trong các câu sau là từ đa nghĩa?

(1) Hai người sống với nhau đến đầu bạc răng long.

(2) Anh ở đầu sông, em cuối sông

Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông.

(Lời bài hát)

(3) Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

(Truyện Kiều)

(4) Ông cha ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

đ) Mới sang năm 2021, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

(5) Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

(Tục ngữ)

(6) Bọn giặc đã phải đầu hàng.

(7) Ông ta bị kẻ ác đầu độc đến chết.

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)

B. (2) – (3) – (4) – (5) – (6)

C. (3) – (4) – (5) – (6) – (7)

D. (1) – (2) – (3) – (6) – (7)

 

Câu 8. Những tiếng đầu trong các câu:

a) Hai người sống với nhau đến đầu bạc răng long.

b) Anh ở đầu sông, em cuối sông

Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông.

(Lời bài hát)

c) Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

(Truyện Kiều)

d) Ông cha ta có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

e) Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

(Tục ngữ)

là từ đa nghĩa vì:

A. Nghĩa của chúng đều được phát triển từ một gốc chung.

B. Chúng khác nhau về nghĩa.

C. Chúng giống nhau về nghĩa.

 

Câu 9. Dòng nào sau đây gồm toàn những từ láy tả tiếng cười?

A. Khanh khách, hi hí, ha hả, oang oang.

B. Khanh khách, hi hí, thỏ thẻ, ha hả.

C. Khanh khách, hi hí, ha hả, khúc khích.

D. Khanh khách, hi hí, ha hả, khàn khàn.

 

Câu 10. Từ nào sau đây là từ láy?

A. Lủi thủi

B. Thiên thần

C. Thạch Sanh

D. Thần thông

 

Câu 11. Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. Rung rinh

B. Phanh phách

C. Điều độ

D. Đủng đỉnh

 

Câu 12. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Chăm chỉ

B. Thụ thai

C. Mặt mũi

D. Cả B và C đều đúng

 

Câu 13. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi.

B. Cỏ già rung tai.

C. Kiến hành quân đầy đường.

D. Bố em đi cày về.

 

Câu 14. Từ “lủi thủi” được hiểu là:

A. Chỉ có một mình.

B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.

C. Mồ côi không ai nương tựa.

D. Chịu đựng vất vả một mình.

 

Câu 15. Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mồ hôi mà chảy xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

 

 

3. VẬN DỤNG (1 câu)

Câu 1. Cho các câu dưới đây, em hãy chỉ ra đâu là câu có chứa cá từ “canh” có nét nghĩa thời gian.

1. Người về chiếc bóng năm canh.

2. Công an đang triệt phá các canh bạc.

3. Bát canh này thật ngon.

4. Họ canh đê phòng lụt.

5. Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc.

A. (1), (2)

B. (1), (2), (3)

C. (1), (2), (3), (4)

D. (2), (3), (4), (5)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay