Trắc nghiệm chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu - Tuần 30

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu - Tuần 30. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy sắp có nguy cơ sạt lở đất?

A. Các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại) xuất hiện dấu vết sạt lở.

B. Xuất hiện các vết nứt mới trên tường, trần, nền,... hoặc các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.

C. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường trở nên bấp bênh.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất?

A. Sự vận động của địa hình tại các vùng núi.

B. Tình trạng phá rừng để trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy,...

C. Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại khu vực miền núi làm thay đổi địa hình, tác động đến độ ổn định kết cấu địa chất.

D. Không có sự kiểm soát chặt chẽ khi xây dựng các hồ, đập, thuỷ điện,...

 

Câu 3: Đâu là cần thiết phải chuẩn bị trước nguy cơ sạt lở đất?

A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ.

B. Thức ăn, nước uống, đồ sơ cứu y tế.

C. Điện thoại.

D. Quần áo.

 

Câu 4: Dịch bệnh nào thường xảy ra sau thiên tai?

A. Sốt xuất huyết.

B. Ebola.

C. Covid-19.

D. Dịch hạch.

 

Câu 5: Khi bất ngờ xảy ra sạt lở đất, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là gì?

A. Thu gom tiền bạc và các đồ vật có giá trị.

B. Lấy thật nhiều đồ ăn để đem theo.

C. Nhanh chóng chạy ra khỏi nhà, khu vực xảy ra sạt lở.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 6: Con người cần phải có thái độ như thế nào để có thể ứng phó với nguy cơ sạt lở?

A. Bình tĩnh, không hoảng loạn.

B. Cẩn thận, nhanh trí, không liều lĩnh.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều đúng.

 

B. THÔNG HIỂU (6 câu)

 

Câu 1: Hoạt động nào sau đây nên làm trước nguy cơ sạt lở?

A. Tỉm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất.

B. Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện dấu hiệu sạt lở.

C. Chuẩn bị thức ăn, nước uống và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây,…

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Khi sạt lở đất xảy ra, hành động nào sau đây không được phép thực hiện?

A. Sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

B. Lại gần cầu, cống khi nước đang lên.

C. Di chuyển nhanh ra khỏi nơi sạt lở.

D. Không vớt củi, bơi lội ở sông suối khi có mưa lớn hoặc khi nước chuyển từ trong sang đục.

 

Câu 3: Hoạt động nào sau đây là cần thiết để ứng phó sau sạt lở đất?

A. Tránh xa khu vực sạt lở vì nền đất chưa ổn định.

B. Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 4: Chúng ta nên có phương pháp ăn uống như thế nào để phòng chống dịch bệnh sau thiên tai?

A. Chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.

B. Ăn chín, uống sôi.

C. Khử trùng nước ăn, nước sinh hoạt.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 5: Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, chúng ta cần phải làm gì?

A. Đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

B. Tự sử dụng thuốc tại nhà.

C. Nhờ sự tư vấn của bạn bè, người quen.

D. Xem bói.

 

Câu 6: Sạt lở đất gây ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?

A. Thiệt hại về người.

B. Thiệt hại về tài sản.

C. Thiệt hại về điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội.

D.Tất cả phương án trên.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1: Nhà H ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là H, em sẽ cùng gia đình làm gì?

A.Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền.

B. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó.

C. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó.

D. Đến gần các khu vực đá trượt lở.

 

Câu 2: Sau khi lũ qua đi, cả gia đình M phải tập trung dọn dẹp nhà cửa và thay mới các đồ dùng bị hư hỏng. Nhưng thay vì sử dụng nước sạch, bố M lại dùng nước mưa để cọ rửa mọi thứ. Theo em, hành động của bố M là đúng hay sai?

A. Đúng vì như vậy sẽ giúp tiết kiệm nước.

B. Sai vì trong nước mưa có thể chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có thể gây các bệnh về da, thậm chí là bệnh truyền nhiễm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay