Trắc nghiệm công nghệ 3 kết nối tri thức Bài 10: Làm đồ chơi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10_Làm đồ chơi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: “Đồ chơi” là gì?

A. Là đồ gia dụng hằng ngày.

B. Là đồ vật dùng để chơi, đặc biệt là dành cho trẻ em.    

C. Là đồ dùng chuyên dụng cho các môn thể thao.

D. Là đồ đựng quần áo, giày dép.    

Câu 2: Có bao nhiêu nhóm đồ chơi?

A. 2 nhóm.

B. 3 nhóm.  

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.   

Câu 3: Đâu không là nhóm đồ chơi?

A. Đồ chơi trí tuệ.

B. Đồ chơi bạo lực.

C. Đồ chơi truyền thống.

D. Đồ chơi hiện đại.

Câu 4: Đâu không là đồ chơi?

a. Đồ chơi lắp ráp           b. Cờ vua                     c. Tiền                          d. Gấu bông

e. Rổ đựng rau                f. Ô tô điều khiển         g. Chong chóng           h. Nồi cơm

A. a, c, f, g.

B. c, e, h.   

C. b, d, e, h. 

D. a, c, f.  

Câu 5: Thông điệp 4Đ không chỉ ra điều nào sau?

A. Đúng lúc.

B. Đúng chỗ.

C. Đúng người.  

D. Đúng thời lượng.

E, Đúng cách.

Câu 6: Xe đồ chơi gồm những bộ phận nào?

A. Thân xe, trục bánh xe, bánh xe.

B. Gương xe, bánh xe, phanh xe.  

C. Thân xe, bánh xe, gương xe. 

D. Động cơ, bánh xe, tay cầm.  

Câu 7: Nguyên liệu làm xe thủ công gồm những gì?

A. Giấy màu.

B. Màu.  

C. Bút, kéo.   

D. Cả 3 đáp án trên.  

Câu 8: Cần lưu ý gì khi làm mô hình xe?

A. Chọn giấy màu phù hợp.

B. Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ.

C. Chọn kích thước bút vừa tay. 

D. Chọn chất liệu mềm.

Câu 9: Để tính chi phí làm đồ chơi thì cần trải qua mấy bước?

A. Hai bước.

B. Ba bước.

C. Bốn bước.

D. Năm bước.

2. THÔNG HIỂU (8 câu) 

Câu 1: Đồ chơi phù hợp lứa tuổi có tác dụng gì?

A. Giải trí.

B. Phát triển trí thông minh.

C. Khả năng giao tiếp.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm xe đồ chơi?

A. Đúng kích thước.  

B. Chắc chắn.

C. Bánh xe không chuyển động được.  

D. Tranh trí đẹp.

Câu 3: Vì sao chúng ta không nên chơi đồ chơi như các bạn trong ảnh?

A. Vì chơi đồ chơi dưới mưa sẽ làm hỏng đồ chơi.

B. Không có thiệt hại gì.

C. Vì chơi đồ chơi dưới mưa là một trải nghiệm thú vị.   

D. Vì chơi đồ chơi dưới mưa là thể hiện mình tài giỏi.    

Câu 4: Đâu không phải là bước nằm trong quy trình làm xe đồ chơi?

A. Làm bánh xe.

B. Làm trục bánh xe.

C. Làm thân xe.

D. Làm tay lái xe.  

Câu 5: Sắp xếp các bước tính toán chi phí để làm xe đồ chơi?

a. Tính số tiền để mua một loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

b. Liệt kê tên và số lượng các vật liệu, dụng cụ cần mua.

c. Tính tổng số tiến để mua tất cả các loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

d. Tính số tiến để mua một loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

A. a – c – b – d   

B. c – a – d – b

C. b – d – c – a   

D. d – b – a – c   

Câu 6: Tại sao bước liệt kê tên và số lượng các vật liệu, dụng cụ cần mưa trong quy trình các bước tính toán chi phí làm xe đồ chơi là quan trọng nhất?

A. Vì đó là bước đầu tiên, quyết định đến mục tiêu đặt ra.

B. Vì phải liệt kê đầy đủ và chính xác tên, số lượng các vật liệu, dụng cụ cần mua thì mới dễ dàng tính toán cho các khoản phía sau. 

C. Vì đó là bước dễ làm nhất. 

D. Cả A và B đều đúng.   

Câu 7: Ý nghĩa của thông điệp 4Đ là gì?

A. Không có ý nghĩa gì.

B. Để đảm bảo an toàn khi chơi đồ chơi.

C. Để cho phong phú thêm quy định khi chơi đồ chơi.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 8: Vì sao chúng ta không được làm theo hành động các bạn nhỏ trong bức tranh sau?

A. Vì các bạn đang thả diều gần khu vực có đường điện cao thế.

B. Vì điều đó có thể làm diều mắc vào đường dây điện khiến các bạn bị giật.

C. Cả A và B đều đúng.  

D. Cả A và B đều sai.  

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Đồ chơi khi chơi xong thì cần phải làm gì?

A. Cất gọn gàng.

B. Để tại chỗ chơi.

C. Ném lung tung khắp nơi.

D. Giấu đi không cho ai biết.    

Câu 2: Để sử dụng đồ chơi an toàn thì cần phải làm gì?

A. Cất đồ chơi sau khi chơi.

B. Không ném đồ chơi lung tung.

C. Không vứt pin đồ chơi bừa bãi.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.  

Câu 3: Em sẽ xử lí như thế nào khi nhìn thấy tính huống này?

A. Mặc kệ bỏ đi vì chuyện đó không liên quan đến minh.

B. Yêu cầu bạn nam xin lỗi bạn nữ vì bạn làm như vậy có thể khiến bạn nữ bị thương.  

C. Chạy đến cùng bạn nam ném đồ chơi vào bạn nữ.

D. Cầm đồ chơi ném vào bạn nam để trả thù cho bạn nữ.  

Câu 4: Khi lựa chọn đồ chơi để mua, ta không nên chọn đồ chơi như thế nào?

A. Đồ chơi sắc nhọn, gây nguy hiểm.  

B. Đồ chơi xinh đẹp, đáng yêu.

C. Đồ chơi an toàn.  

D. Đồ chơi nhỏ gọn, không gây nguy hiểm.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chúng ta không thể làm mô hình xe đua bằng cách tận dụng các vật liệu đã qua sử dụng nào dưới đây?

A. Vỏ hộp giấy.

B. Nắp chai nước.  

C. Ống hút.

D. Giấy màu.

Câu 2: Nếu được lựa chọn vật liệu để làm mô hình xe, em sẽ ưu tiên chọn

A. Vật liệu đã qua sử dụng.

B. Vật liệu mới.  

C. Vật liệu rẻ.

D. Vật liệu đắt tiền.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay