Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 8: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Câu 1: Phương pháp cắt ngắn áp dụng cho các loại cỏ xanh tự nhiên, các loại phế phụ phẩm của cây trồng được thu và cắt ngắn để phù hợp với các loài vật nuôi khác nhau. Trong khi, phương pháp nấu chín thức ăn giúp khử các chất độc có trong thức ăn, nâng cao tỉ lệ tiêu hoá protein. Ngoài ra, các loại hạt , nguyên liệu thô cứng được nghiền nhỏ với kích thước thích hợp cho hệ tiêu hoá của từng loại vật nuôi, từng giai đoạn phát triển. Nghiền nhỏ giúp cho dịch tiêu hoá được thấm đều, làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
Khi thảo luận về một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi vật lí, các bạn học sinh trình bày những ý kiến sau:
a) Cắt ngắn thức ăn giúp vật nuôi nhai và tiêu hóa tốt hơn, thường được áp dụng cho các loại cỏ xanh tự nhiên và phế phụ phẩm của cây trồng.
b) Nấu chín thức ăn cho vật nuôi không cần thiết vì vật nuôi có thể tiêu hóa tất cả các loại thức ăn sống mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
c) Nghiền nhỏ thức ăn giúp dịch tiêu hóa thấm đều, tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng của vật nuôi.
d) Cỏ tươi cho trâu, bò ăn nguyên cây mà không cần cắt ngắn để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Câu 2: Đường hoá là quá trình biến đổi tinh bột, đường đa thành đường đơn, giúp cho quá trình tiêu hoá dễ hơn. Trong quá trình này, tinh bột được thuỷ phân nhờ các enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoạt động ở nhiệt độ thích hợp. Trong khi đó, phương pháp xử lí kiềm áp dụng với các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng nitrogen thấp, chứa nhiều chất xơ (gồm cellulose, hemicellulose, lignin). Xử lí các chất xơ này với kiềm (NaOH, Ca(OH)2, urea) giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.
Trong một buổi thảo luận, các học sinh đã trao đổi về phương pháp hoá học để chế biến thức ăn chăn nuôi như sau:
a) Trong phương pháp xử lý kiềm, các chất xơ trong thức ăn thô được xử lý bằng NaOH, Ca(OH)₂ hoặc urea để làm mềm và dễ tiêu hóa hơn.
b) Khi ủ chua thức ăn, nguyên liệu phải được nén chặt và đậy kín để tạo môi trường hiếu khí, thúc đẩy quá trình lên men.
c) Xử lý kiềm giúp tăng hàm lượng nitrogen trong thức ăn thô, làm giảm chất xơ, giúp vật nuôi dễ tiêu hóa hơn.
d) Đường hóa là quá trình thủy phân tinh bột thành đường đơn nhờ enzyme có sẵn trong nguyên liệu, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Câu 3: Có thể ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein. Sử dụng một số chủng vi sinh vật có lợi, có khả năng sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong thức ăn giàu tinh bột (nghèo protein) để chúng sản sinh ra protein, nhờ đó làm tăng hàm lượng protein trong thức ăn. Khi nói về ứng dụng công nghệ cao, có những nhận định như sau:
a) Vi sinh vật có thể trực tiếp biến tinh bột thành protein mà không cần quá trình sinh trưởng và phát triển.
b) Công nghệ vi sinh có thể sử dụng một số vi sinh vật có lợi để giúp tăng hàm lượng protein trong thức ăn.
c) Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ này cần có khả năng phát triển tốt trong môi trường giàu tinh bột, nghèo protein.
d) Mọi loại vi sinh vật đều có thể sử dụng để tăng hàm lượng protein trong thức ăn mà không cần chọn lọc.
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi