Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 12: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
Câu 1: Bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi cơ chế lây lan nhanh chóng và bằng nhiều con đường khác nhau. Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hoá, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước. Nguyên nhân gây bệnh là virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae. Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.
Khi thảo luận về bệnh dịch tả lợn cổ điển, các bạn học sinh đưa ra các nhận định như sau:
a) Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là DNA, thuộc họ Flaviviridae.
b) Bệnh dịch tả lợn cổ điển được xếp vào loại bệnh nguy hiểm vì cơ chế lây lan nhanh chóng và qua nhiều con đường khác nhau.
c) Bệnh dịch tả lợn cổ điển chủ yếu lây qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa các con lợn.
d) Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và qua các vùng da có vết thương trầy xước.
Câu 2: Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
Dưới đây các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Bệnh tai xanh ở lợn do virus Arterivirus thuộc họ Arteriviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA.
b) Lợn khỏe mạnh có thể bị nhiễm virus tai xanh nếu tiếp xúc với các vật dụng, nhân tố mang virus.
c) Virus tai xanh không tồn tại lâu trong môi trường ngoài cơ thể lợn.
d) Bệnh tai xanh có thể lây lan qua không khí với tốc độ rất nhanh, ảnh hưởng đến cả đàn lợn trong một thời gian ngắn, do đó, nếu một con bị bệnh thì cần tiêu hủy ngay toàn bộ đàn để tránh lây nhiễm rộng rãi.
Câu 3: Bệnh tụ huyết trùng lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội,... cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn có cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh.
Khi nói về bệnh tụ huyết trùng lợn, các bạn học sinh có ý kiến như sau:
a) Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Gram dương có tên là Pasteurella multocida gây ra.
b) Bệnh tụ huyết trùng lợn không có liên quan đến việc chuyển chuồng hoặc nuôi chật chội.
c) Vi khuẩn Pasteurella multocida tồn tại trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn.
d) Môi trường nuôi có nhiệt độ và độ ẩm cao là yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của lợn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị