Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

BÀI 9: BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Câu 1: Kho bảo quản thức ăn chăn nuôi cần phải thoáng, mát, ngăn chặn được chuột, kiến, gián và thuận tiện cho việc cơ giới hoá quá trình xuất và nhập kho. Kho cần được khử trùng trước khi chứa thức ăn chăn nuôi. Đối với thức ăn đồ rời, sàn kho phải được lót bạt chống ẩm, thức ăn đổ vào kho phải gọn, đổ đủ độ cao từ trong ra ngoài, đặt thông hơi tại các vị trí định sẵn khi đổ thức ăn. Đối với thức ăn đóng bao, chất liệu làm bao phải đủ bền, an toàn, có khả năng chống ẩm, các bao thức ăn phải được xếp lên kệ, không để trực tiếp trên sàn, không kê sát tường, không để lẫn bao thức ăn cũ với các bao thức ăn mới.

Trong buổi thảo luận về phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho, các bạn học sinh có ý kiến như sau:

a) Kho bảo quản thức ăn chăn nuôi cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập của các loài gây hại như chuột, kiến, gián.

b) Trước khi chứa thức ăn chăn nuôi, kho không cần khử trùng vì thức ăn đã được đóng gói kỹ.

c) Đối với thức ăn dạng rời, sàn kho cần được lót bạt chống ẩm để tránh hơi nước làm hỏng thức ăn.

d) Khi đổ thức ăn dạng rời vào kho, nên đổ thành từng đống riêng lẻ để dễ lấy ra sử dụng.

Câu 2: Nguyên lí của phương pháp bảo quản thức ăn bằng cách làm khô là Khi lượng nước trong thức ăn chăn nuôi chỉ còn khoảng 10 – 15% sẽ kìm hãm sự hoạt động của các enzyme có trong tế bào thực vật và sự phân huỷ của vi sinh vật. Cách làm là tiến hành phơi hoặc sấy để làm giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi. Phương pháp này dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.

Các học sinh đã có những nhận định như sau:

a) Làm khô thức ăn chăn nuôi khiến thức ăn mất hoàn toàn chất dinh dưỡng, không còn giá trị sử dụng.

b) Khi lượng nước trong thức ăn chăn nuôi giảm xuống còn khoảng 10 – 15%, vi sinh vật không thể phát triển mạnh, giúp bảo quản thức ăn lâu hơn.

c) Phương pháp bảo quản thức ăn bằng cách làm khô rất tốn kém và phức tạp, chỉ áp dụng được trong công nghiệp quy mô lớn.

d) Phơi hoặc sấy thức ăn giúp làm giảm lượng nước trong thức ăn chăn nuôi, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và enzyme gây hỏng thức ăn.

Câu 3: Một số loại enzyme như cellulase, hemicellulase, xylanase và amylase được sử dụng trong ủ chua để hỗ trợ quá trình lên men khi hàm lượng đường tan trong nguyên liệu thấp. Các enzyme này giúp phân giải các chất hữu cơ trong cây thức ăn như tinh bột, cellulose, hemicellulose, lignin, giúp quá trình bảo quản thức ăn chăn nuôi được tốt hơn. Một số hợp chất sinh học có hoạt tính kháng khuẩn cao (bacteriocin, nisin,...) thường được sử dụng bằng cách trộn vào thức ăn chăn nuôi với một tỉ lệ phù hợp để ức chế mạnh mẽ sự sinh trưởng và phát triển của một số vi khuẩn, nấm gây hại, nhờ đó thức ăn chăn nuôi được bảo vệ, duy trì được chất lượng, kéo dài được thời gian bảo quản.

Khi nói về ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi. Các học sinh đã đưa ra ý kiến như sau:

a) Một số enzyme như cellulase, hemicellulase, xylanase và amylase được sử dụng trong ủ chua để hỗ trợ quá trình lên men khi hàm lượng đường tan trong nguyên liệu thấp.

b) Hợp chất bacteriocin và nisin được dùng trong thức ăn chăn nuôi nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây hại.

c) Các enzyme sử dụng trong ủ chua có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại trong thức ăn chăn nuôi.

d) Enzyme ligninase có vai trò quan trọng trong việc phân giải lignin trong thức ăn chăn nuôi ủ chua.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay