Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 15: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI
Câu 1: Vaccine DNA tái tổ hợp là dạng vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hoá kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại chính các vi sinh vật gây bệnh đó. Các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Vaccine DNA tái tổ hợp được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hoá kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh.
b) Vaccine DNA tái tổ hợp giúp tổng hợp các kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh và kích thích cơ thể vật nuôi tạo ra miễn dịch.
c) Vaccine DNA tái tổ hợp chỉ có thể sử dụng cho con người, không thể dùng cho vật nuôi.
d) Vaccine DNA sử dụng các gene mã hoá kháng nguyên thiết yếu của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA chứa gene mã hoá kháng nguyên.
Câu 2: Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã làm suy yếu, bất hoạt hoặc sử dụng các protein của virus, vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, việc thiết kế và sản xuất các loại vaccine này thường tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. Vaccine DNA tái tổ hợp chỉ mang thông tin di truyền cần thiết để tạo ra một hoặc nhiều protein của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, do đó không thể tạo ra toàn bộ mầm bệnh nên có độ an toàn cao. Hơn nữa, loại vaccine này kích hoạt tất cả các thành phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể vật nuôi tốt hơn.
Trong buổi thảo luận về ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp, các bạn học sinh đưa ra những nhận định như sau:
a) Các loại vaccine thông thường được sản xuất bằng cách sử dụng các virus, vi khuẩn gây bệnh đã làm suy yếu, bất hoạt hoặc sử dụng các protein của virus, vi khuẩn gây bệnh.
b) Việc thiết kế và sản xuất các loại vaccine thông thường tốn ít thời gian và dễ dàng thực hiện.
c) Vaccine DNA tái tổ hợp có thể tạo ra toàn bộ mầm bệnh nên độ an toàn của nó không cao.
d) Vaccine DNA tái tổ hợp chỉ mang thông tin di truyền cần thiết để tạo ra một hoặc nhiều protein của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, do đó không thể tạo ra toàn bộ mầm bệnh.
Câu 3: Hầu hết các virus gây bệnh sau khi xâm nhiễm vào cơ thể vật nuôi cần thời gian ủ bệnh (khoảng 2 – 3 ngày) để nhân lên đủ số lượng có thể gây bệnh cho vật nuôi. Bằng các phương pháp truyền thống, chúng ta chỉ có thể phát hiện được vật nuôi bị nhiễm virus sau thời gian ủ bệnh, khi đó virus gây bệnh đã nhân lên với số lượng lớn trong cơ thể vật nuôi và có thể lây lan sang các vật nuôi khác, gây khó khăn cho việc phòng, trị bệnh.
Khi thảo luận về ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi, các bạn học sinh đưa ra các ý kiến như sau:
a) Các virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vật nuôi và cần một thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 ngày để nhân lên đủ số lượng có thể gây bệnh.
b) Việc phát hiện vật nuôi bị nhiễm virus có thể thực hiện ngay khi virus vừa xâm nhập vào cơ thể vật nuôi.
c) Sau thời gian ủ bệnh, virus gây bệnh đã nhân lên với số lượng lớn và có thể lây lan sang các vật nuôi khác.
d) Các phương pháp truyền thống có thể phát hiện virus trong cơ thể vật nuôi ngay từ giai đoạn đầu khi virus xâm nhập.