Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

BÀI 11: VAI TRÒ CỦA PHÒNG, TRỊ BỆNH TRONG CHĂN NUÔI

Câu 1: Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi. Khi vật nuôi bị bệnh thường có các biểu hiện như buồn bã, chậm chạp, chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt và nước mũi, ho, tiêu chảy, bại liệt, xù lông,... Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết. Bệnh có thể do nguyên nhân bên trong (di truyền, rối loạn trao đổi chất) hoặc nguyên nhân bên ngoài (vi sinh vật gây bệnh, tác động bất lợi của điều kiện sống,...).

a) Điều kiện sống tốt giúp vật nuôi hạn chế nguy cơ mắc bệnh và phát triển khỏe mạnh hơn.

b) Mọi loại bệnh ở vật nuôi đều có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện kịp thời.

c) Bệnh có thể do nguyên nhân bên trong (di truyền, rối loạn trao đổi chất) hoặc nguyên nhân bên ngoài (vi sinh vật gây bệnh, tác động bất lợi của điều kiện sống,...).

d) Khi vật nuôi bị bệnh, chúng thường có biểu hiện khỏe mạnh, ăn uống bình thường và nhanh nhẹn.

Câu 2: Số người chết do bệnh Cúm gia cầm từ năm 2003 đến nay, ở thế giới là 460 người và ở Việt Nam là 64 người. Từ đầu năm 2023 đến tháng 01/2024, thế giới có tổng cộng 8.850 ổ dịch Cúm gia cầm; đặc biệt, trong năm 2023, Campuchia có 06 người nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H5N1 (trong đó có 04 người tử vong); từ đầu năm 2024 đến nay, diễn biến dịch bệnh cúm gia cầm tại quốc gia này vẫn tiếp tục phức tạp, đã có 04 người nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H5N1 (trong đó có 01 ca tử vong) tại một số tỉnh biên giới giáp với Việt Nam. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2024)

Khi thảo luận về bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:

a) Một số bệnh ở vật nuôi có thể lây sang người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b) Dịch bệnh ở vật nuôi không có tác động đến môi trường vì chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi trong chuồng trại.

c) Khi vật nuôi bị bệnh, người chăn nuôi không cần cách ly mà có thể tiếp tục nuôi chung với những con khỏe mạnh.

d) Phòng bệnh cho vật nuôi giúp hạn chế dịch bệnh bùng phát và góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Câu 3: Chuồng trại, khu vực chăn nuôi khác phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh và các loài động vật trung gian truyền bệnh định kì và sau mỗi đợt nuôi. Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng. Con giống phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. Thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Nước sử dụng trong chăn nuôi phải sạch, không gây bệnh cho vật nuôi. Vật nuôi được đưa ra các bãi chăn thả chung phải khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm

Trong buổi thảo luận về chủ đề “Biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường”, các bạn học sinh có nhận định như sau:

a) Chuồng trại chăn nuôi chỉ cần vệ sinh định kỳ hàng năm để đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi.

b) Vật nuôi được đưa ra bãi chăn thả chung cần được kiểm tra sức khỏe để tránh lây lan mầm bệnh.

c) Thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh thú y để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và người tiêu dùng.

d) Con giống được sử dụng trong chăn nuôi không cần kiểm dịch nếu có nguồn gốc rõ ràng.

=> Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay