Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 14: Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 14: Một số bệnh phổ biến ở trâu, bò và biện pháp phòng, trị. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 14: MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở TRÂU, BÒ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
Câu 1: Trâu, bò bị bệnh thường có các triệu chứng như sốt đột ngột trong khoảng 2 – 3 ngày; viêm mụn nước rồi lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân; nước bọt chảy nhiều như bọt bia. Niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng đỏ ửng, khô, nóng. Mụn nước bắt đầu mọc ở bên trong má, mép, chân răng, môi, lợi và bề mặt lưỡi. Kích thước mụn bằng hạt gạo, hạt ngô hoặc to hơn. Mụn nước phồng lên, có màng bọc mỏng, bên trong chứa nước trong, sau đục dần. Sau 1 đến 2 ngày, mụn nước bị vỡ, lớp niêm mạc tróc ra để lộ mặt dưới đỏ, chạm nhẹ vào dễ chảy máu. Mụn nước thường không có mủ. Lưỡi trâu, bò thường bị bong tróc biểu mô 2/3 phía trước.
Khi bàn luận về bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:
a) Trâu, bò khi bị bệnh thường có triệu chứng sốt đột ngột trong khoảng 2 đến 3 ngày, kèm theo sự xuất hiện của viêm mụn nước và lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân.
b) Các mụn nước ở trâu, bò bị bệnh thường chỉ xuất hiện ở vùng miệng và môi, không lan ra các khu vực khác như chân răng, lợi và lưỡi.
c) Bệnh này không gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, môi, lợi, và chân răng của trâu, bò.
d) Khi trâu, bò mắc bệnh, móng của chúng thường bị nứt, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của chúng.
Câu 2: Ngày 6/2/2025, UBND huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết, từ ngày 1/2 đến 5/2, có 73 con trâu, bò của 33 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Nhoong và Xốp bị mắc bệnh lở mồm long móng. (Theo Báo Dân trí)
UBND tỉnh Kon Tum đưa ra một số biện pháp phòng, trị bệnh:
Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. Việc mua bán trâu, bò trong những vùng gần vùng có dịch phải thông qua chính quyền địa phương. Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. Việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ hoặc điểm giết mổ do chi cục Thú y cấp tỉnh quy định, quá trình giết mổ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.
Dưới đây có một số nhận định như sau:
a) Cần thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình và cách ly triệt để gia súc bị bệnh.
b) Mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch là hoàn toàn được phép mà không cần sự kiểm soát của chính quyền.
c) Khi có dịch, chỉ cần khai báo một lần là đủ, không cần phải báo cáo kịp thời và đầy đủ.
d) Khi phát hiện dịch bệnh lở mồm, long móng, việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tuân theo quy định của cơ quan chức năng để hạn chế nguy cơ lây lan rộng.
Câu 3: Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò. Bệnh do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Bệnh gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da. Bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và thể cấp tính. Khi bị bệnh, con vật đờ đẫn, sốt cao khoảng 41 – 42 °C, khó thở, có khi ho khan, chảy nước mắt, nước dãi và nước mũi nhiều, sưng phù ở vùng hầu lan xuống cổ và yếm. Có triệu chứng thần kinh như hung dữ, điên cuồng,... Có hiện tượng bụng chướng to. Con vật thường kiệt sức, suy hô hấp và chết trong vòng vài giờ đến vài ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Trong buổi thảo luận về bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, các bạn học sinh đưa ra các ý kiến như sau:
a) Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida.
b) Bệnh thường chỉ xảy ra ở thể nhẹ và có thể chữa trị nhanh chóng nếu phát hiện sớm.
c) Bệnh chỉ ảnh hưởng đến một số bộ phận như mắt, miệng và da, không có ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
d) Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò có biểu hiện sốt cao từ 41 – 42°C, chảy nước mắt, nước mũi nhiều, khó thở và có thể bị sưng phù vùng hầu lan xuống cổ, yếm.