Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 10: Hình cắt và mặt cắt
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 10: Hình cắt và mặt cắt. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 10. HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT
Câu 1: Một chi tiết có dạng khối hộp chữ nhật kích thước 120 mm × 80 mm × 50 mm, bên trong có một khoang rỗng hình trụ đường kính 40 mm chạy dọc theo chiều dài 120 mm. Ngoài ra, trên bề mặt có một rãnh chữ U rộng 20 mm, sâu 10 mm. Dưới đây là một số cách vẽ hình cắt phù hợp có thể thể hiện đầy đủ chi tiết bên trong của vật thể:
a. Hình cắt toàn bộ giúp thể hiện khoang rỗng một cách rõ ràng, loại bỏ phần không cần thiết trên bản vẽ
b. Hình cắt một nửa giữ lại một phần hình chiếu để người đọc bản vẽ có thể hình dung dễ hơn về mặt ngoài vật thể
c. Hình cắt cục bộ chỉ hiển thị khu vực quan trọng cần làm rõ, giúp tiết kiệm không gian bản vẽ và tránh rối mắt
d. Hình chiếu thông thường có thể sử dụng nét đứt để thể hiện lỗ khoan bên trong mà không cần dùng hình cắt
Câu 2: Một trục thép có đường kính 100 mm, dài 200 mm, với một lỗ rỗng đường kính 50 mm chạy dọc theo chiều dài trục. Khi thể hiện trên bản vẽ, người ta cần xác định cách vẽ hình cắt và mặt cắt sao cho phù hợp. Dưới đây là nhận định về vị trí của hình cắt và mặt cắt trong bản vẽ chi tiết này:
a. Hình cắt toàn bộ giúp thể hiện rõ ràng cả phần bên ngoài và bên trong trục thép mà không gây nhầm lẫn
b. Mặt cắt chập có thể đặt trực tiếp trên hình chiếu để hiển thị tiết diện ngang mà không cần vẽ riêng biệt
c. Nếu chỉ dùng hình chiếu mà không có hình cắt, việc thể hiện lỗ trụ bên trong sẽ không đủ trực quan
d. Mặt cắt rời thường được sử dụng khi hình chiếu đã đủ thông tin, giúp giữ cho bản vẽ gọn gàng hơn
Câu 3:
Hình vẽ trên là bản vẽ kỹ thuật của một chi tiết máy với hai hình chiếu và một hình cắt. Dưới đây là các nhận định về cách biểu diễn hình cắt và mặt cắt:
a. Hình cắt A-A được sử dụng để thể hiện rõ các lỗ khoan và chi tiết bên trong của vật thể.
b. Đường nét đứt trong hình chiếu đứng thể hiện phần bị che khuất của lỗ khoan và rãnh bên trong.
c. Nếu bỏ hình cắt A-A, bản vẽ vẫn đầy đủ thông tin về kết cấu bên trong của chi tiết.
d. Hình chiếu đứng thể hiện đầy đủ chiều cao của vật thể nhưng không mô tả rõ ràng cấu tạo bên trong như hình cắt.
=> Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 10: Hình cắt, mặt cắt