Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 13: Biểu diễn quy ước ren

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ thiết kế 10 kết nối Bài 13: Biểu diễn quy ước ren. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

BÀI 13. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC GEN

Câu 1: Ren là một dạng kết cấu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật, giúp liên kết các chi tiết với nhau hoặc truyền chuyển động. Ren có thể được hình thành ở mặt ngoài của trục hoặc bên trong lỗ, tạo nên các mối ghép chắc chắn và có thể tháo rời khi cần thiết. Trong thực tế, ren thường xuất hiện trên các chi tiết như bu lông, đai ốc, vít, kích nâng, ê tô,... Dựa vào vai trò và đặc điểm của gen, nhận định về gen:

a. Ren ngoài là loại ren được hình thành trên bề mặt ngoài của chi tiết trụ, trong khi ren trong được tạo ra bên trong lỗ của chi tiết.

b. Mối ghép ren giúp kết nối các chi tiết với nhau nhưng không thể truyền chuyển động trong các cơ cấu máy móc.

c. Trong đời sống, ren xuất hiện nhiều trong các thiết bị như bu lông, đai ốc, vít và có thể dễ dàng tháo lắp để bảo trì hoặc thay thế.

d. Khi hai chi tiết ren lắp ghép với nhau, phần ren trục luôn được vẽ đầy đủ, trong khi phần ren lỗ được thể hiện rõ ràng để đảm bảo tính chính xác của bản vẽ.

Câu 2: Trong bản vẽ kỹ thuật, ren được biểu diễn theo quy ước để giúp thể hiện rõ ràng hình dạng và kích thước mà không cần mô tả toàn bộ chi tiết. Theo TCVN 5907:1995, các đường nét khác nhau được sử dụng để biểu diễn các phần của ren, giúp bản vẽ trở nên dễ đọc và thống nhất khi thiết kế, gia công. Khi quan sát một bản vẽ có ren, ta có thể phân biệt các loại nét vẽ như nét liền đậm, nét liền mảnh và nét đứt mảnh để xác định các yếu tố của ren. Dựa vào biểu diễn quy ước gen, nhận định được đưa ra:

a. Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren đều được vẽ bằng nét liền đậm để thể hiện rõ ràng hình dạng ren trên bản vẽ.

b. Khi ren bị che khuất, tất cả các đường đỉnh ren, chân ren và giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm để đảm bảo bản vẽ không bị nhầm lẫn.

c. Vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm, trong khi vòng chân ren chỉ được thể hiện khoảng ½ vòng bằng nét liền mảnh để tạo sự khác biệt.

d. Đối với ren trục, các đường giới hạn ren và chân ren luôn được vẽ bằng nét đứt để thể hiện phần ren bị che khuất bên trong chi tiết.

Câu 3: Mỗi loại ren đều có cách ký hiệu riêng để thể hiện thông tin về đường kính, bước ren và hướng xoắn. Trong đó, ký hiệu ren phải tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo dễ dàng đọc hiểu trên bản vẽ kỹ thuật. Một số hệ ren phổ biến bao gồm ren hệ mét, ren vuông, ren thang,... Các thông số quan trọng khi ghi kích thước ren bao gồm đường kính đỉnh ren, bước ren và hướng xoắn (trái hoặc phải). Nếu ren có hướng xoắn trái, ký hiệu "LH" sẽ được ghi rõ, còn nếu ren xoắn phải thì không cần ghi ký hiệu này. Dựa vào cách ghi kí hiệu gen, nhận định được đưa ra:

a. Ren thang được ký hiệu bằng chữ "Tr", ví dụ như "Tr20 × 2 LH" có nghĩa là ren có đường kính đỉnh 20mm, bước ren 2mm và xoắn theo chiều phải.

b. Nếu trên bản vẽ ký hiệu ren không có chữ "LH", điều đó có nghĩa là ren xoắn phải theo quy ước chung trong tiêu chuẩn kỹ thuật.

c. Ký hiệu ren luôn đi kèm với hướng xoắn, bất kể là ren xoắn phải hay xoắn trái, để tránh nhầm lẫn khi gia công.

d. Trong ký hiệu ren "M10 × 1", chữ "M" thể hiện rằng đây là ren hệ mét, đường kính đỉnh ren là 10mm và bước ren là 1mm.

=> Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế kết nối bài 13: Biểu diễn quy ước ren

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay