Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 11 cánh diều Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều

BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng mà trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau.

b) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra giữa hai chất khí.

c) Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không đổi.

d) Khi một hệ ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận đã dừng.

Đáp án: 

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

d) Sai

Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Khi hệ ở trạng thái cân bằng, nồng độ của các chất trong hệ không đổi.

b) Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần.

c) Khi hệ ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.

d) Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là cân bằng động.

Đáp án:

Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là sự dịch chuyển cân bằng

b) Cân bằng hoá học liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử.

c) Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó không xảy ra nữa.

d) Cân bằng hoá học là trạng thái phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Đáp án:

Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

b) Trong biểu thức hằng số cân bằng, có biểu diễn nồng độ chất rắn.

c) Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng.

d) Hằng số cân bằng KC càng lớn, phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại.

Đáp án:

Câu 5: Chuyển dịch cân bằng. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Chất xúc tác luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng.

b) Phản ứng: 2SO2 + O2BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC 2SO3; ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

c) Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng hoá học của một phản ứng khí sẽ chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí.

d) Thay đổi áp suất gây ảnh hưởng đến cân bằng của phản ứng mà tất cả các chất tham gia đều ở trạng thái lỏng.

Đáp án:

Câu 6: Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng: 2NO2 (g, nâu đỏ) BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC N2O4 (g, không màu); ΔrHo < 0.

- Chuẩn bị: 3 ống nghiệm chứa khí NO2 nút kín có màu giống nhau, cốc nước đá, cốc nước nóng.

- Tiến hành:

+ Ống nghiệm (1) để so sánh.

+ Ngâm ống nghiệm (2) vào cốc nước đá trong khoảng 1 – 2 phút.

+ Ngâm ống nghiệm (3) vào cốc nước nóng trong khoảng 1 – 2 phút.

BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Ở cân bằng trên, phản ứng thuận toả nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt.

b) Ống nghiệm (2) khi ngâm vào nước đá, màu hỗn hợp nhạt đi so với ống nghiệm (1). Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

c) Ống nghiệm (3) khi ngâm vào nước nóng, màu hỗn hợp đậm hơn so với ống nghiệm (1). Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

d) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phan ứng thuận (phản ứng toả nhiệt). Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng nghịch (phản ứng thu nhiệt).

Đáp án:

Câu 7: Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC 2HI (g); BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC > 0

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch.

b) Hằng số cân bằng: KC = BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC. 

c) Cân bằng không bị dịch chuyển khi giảm áp suất chung của hệ.

d) Cho cân bằng trên trong các bình riêng biệt, nếu giảm thể tích bình của hệ trên, so với ban đầu thì màu của hệ không đổi.

Đáp án:

=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay