Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 11 cánh diều Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 11 Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Thêm hexane (một hydrocarbon trong phân tử có 6 nguyên tử carbon) vào dung dịch iodine trong nước, lắc đều rồi để yên. Sau đó thu lấy lớp hữu cơ, làm bay hơi dung môi để thu lấy iodine.
a) Sử dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước trong quy trình được mô tả trên.
b) Dụng cụ được sử dụng trong hình trên là phễu thuỷ tinh.
c) Iodine tan trong nước tốt hơn là tan trong hexane.
d) Nồng độ iodine trong nước thấp hơn nồng độ iodine trong hexane.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Benzene thương mại (ts = 80,1oC) thu được từ quá trình chưng cất nhựa than đá chứa 3-5% thiophene (ts = 84,2oC). Thiophene được loại khỏi benzene bằng cách chiết với dung dịch sulfuric acid đậm đặc. Quá trình tinh chế này dựa trên cơ sở là phản ứng giữa sulfuric acid với thiophene xảy ra dễ dàng hơn nhiều so với benzene. Khi lắc benzene thương mại với dung dịch sulfuric acid đậm đặc, chỉ thiophene phản ứng với sulfuric acid để tạo thành thiophene-2-sulfonic acid tan trong sulfuric acid. Chiết lấy lớp benzene, rửa nhiều lần bằng nước rồi làm khô bằng CuSO4 khan và đem chưng cất thu lấy benzene tinh khiết.
a) Có thể chưng cất ngay benzene thương mại dù thiophene cũng bay hơi cùng benzene.
b) Có thể loại bỏ được thiophene bằng phương pháp chiết.
c) Việc rửa benzene nhiều lần với nước là bước không cần thiết dù vẫn còn dư sulfuric acid.
d) CuSO4 khan có tác dụng hút nước sau khi rửa.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mỳ chính hay bột ngọt) ở 60oC là 112g/100g nước; ở 25oC là 74g/100g nước. Khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 gam dung dịch monosodium glutamate bão hoà ở 60oC xuống 25oC là m gam.
a) Ở nhiệt độ 60oC, mỳ chính tan nhiều hơn khi ở nhiệt độ 25oC.
b) Ta có: m – 212 > 0.
c) Giá trị của m là 80,56 gam.
d) Dựa vào bài tập trên, có thể rút ra kết luận rằng cho mỳ chính vào thức ăn ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng được, đều không ảnh hưởng đến độ tan.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Hình sau mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau như sau:
a) Nhiệt độ sôi của A thấp hơn chất C.
b) B đang ở trạng thái gas.
c) Phương pháp trên là phương pháp chưng cất.
d) A, C có cùng thành phần các chất.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Quan sát hình sau và cho biết các điều kiện thí nghiệm:
a) Chất màu đỏ hấp thụ mạnh hơn chất màu xanh.
b) Cả chất màu xanh và màu đỏ đều hoà tan được trong dung môi.
c) Chất màu đỏ được tách ra trước.
d) Cả chất màu xanh và màu đỏ đều hấp phụ như nhau.
Đáp án:
Câu 6: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100oC) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100oC và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25oC.
a) Cần dùng 5 lít nước tối thiểu để chiết được lượng rutin có trong 100 gam hoa hoè.
b) Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hoè đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hoè ở trên từ 100 oC xuống 25 oC thì thu được 23,575 gam rutin kết tinh.
c) 5 lít nước ở 25 oC chứa 0,625 gam rutin.
d) Khi tăng lượng nước, lượng rutin hoà tan trong dung dịch ở 25 oC giảm nên lượng rutin kết tinh bị giảm.
Đáp án:
Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:
Chuẩn bị các khuôn gỗ có kích thước 58 cm × 80 cm × 5 cm, ở giữa có đặt tấm thuỷ tinh được quét mỡ lợn cả hai mặt, mỗi lớp dày 3 mm. Đặt lên trên bề mặt chất béo một lớp lụa mỏng rồi rải lên trên 30 − 80 g hoa tươi khô ráo, không bị dập nát. Khoảng 30 − 40 khuôn gỗ được xếp chồng lên nhau rồi để trong phòng kín. Sau khoảng 24 − 72 giờ (tuỳ từng loại hoa), người ta thay lớp hoa mới cho đến khi lớp chất béo bão hoà tinh dầu.
a) Người ta đã sử dụng phương pháp chiết để lấy tinh dầu từ hoa.
b) Chất béo (mỡ lợn) đóng vai trò chất hoà tan.
c) Chất béo (mỡ lợn) là hợp chất vô cơ.
d) Có thể dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu lấy tinh dầu.
Đáp án:
=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ