Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
BÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1: Đâu là hành vi tuân thủ Hiến Pháp? Em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
b. Anh D không tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng vì nghĩ rằng đó không phải công việc của mình.
c. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
d. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Đáp án:
a. Đúng | b. Sai | c. Sai | d. Đúng |
Câu 2: Mỗi điều luật sau đây thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
A. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25): thể hiện nội dung về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (Khoản 1, Điều 20): thể hiện nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. (Khoản 2, Điều 2): thể hiện nội dung chế độ chính trị.
D. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyển trong quản lí nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân. (Điều 52): thể hiện nội dung quyền tự do kinh doanh.
Đáp án:
Câu 3: Đâu là hành vi thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.
D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi đã có sự đồng ý của Nhà nước.
Đáp án:
Câu 4: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi đáp án a, b, c, d.
a. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.
c. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng không có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
d. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các trường hợp thực hiện pháp luật dưới đây, em hãy lựa chọn đúng, sai cho các chủ thể ở các ý a, b, c, d.
a. Hiến pháp là kim chỉ nam cho sự phát triển của đất nước.
b. Việc thực hiện Hiến pháp là trách nhiệm của toàn xã hội.
c. Việc tuân thủ Hiến pháp chỉ là nghĩa vụ của công dân, còn quyền lực nhà nước thì không bị ràng buộc.
d. Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề lớn, còn các vấn đề nhỏ thì không cần thiết phải đưa vào Hiến pháp.
Đáp án:
Câu 6: Đọc các tình huống dưới đây. Lựa chọn đúng sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Hưng bị bắt giữ trái phép bởi một nhóm người lạ. Anh ta đã gọi điện báo cảnh sát, và nhờ vào Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, quyền tự do cá nhân của Hưng được bảo vệ và nhóm người bắt giữ anh ta bị xử lý theo pháp luật.
b. Ông Bình tự phong mình làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã mà không qua bầu cử, cho rằng chỉ cần sự chấp thuận của người dân địa phương là đủ.
c. Một cá nhân tự viết ra một luật về kinh tế cho thành phố của mình và cho rằng vì Hiến pháp không quy định cấm, nên họ có quyền làm vậy.
d. Sau khi trúng cử, ông Tuấn được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Việc tổ chức và bầu cử này được thực hiện đúng theo Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013, quy định về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
Đáp án:
Câu 7: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
Quốc hội Việt Nam đang họp để thảo luận về việc ban hành một đạo luật mới liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với hệ thống pháp luật, Quốc hội đã xem xét kỹ lưỡng các điều khoản của Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là những quy định về quyền con người và quyền công dân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Dựa trên đó, đạo luật mới được soạn thảo và ban hành.
a. Quốc hội phải dựa vào Hiến pháp khi ban hành các đạo luật mới vì Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, làm cơ sở cho tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác.
b. Quy định về quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp là nền tảng quan trọng mà Quốc hội cần cân nhắc khi xây dựng các đạo luật mới, như luật về quyền sở hữu trí tuệ trong tình huống này.
c. Hiến pháp chỉ có vai trò trong việc bảo vệ quyền con người, không có liên quan đến việc ban hành các luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế hay quyền sở hữu trí tuệ.
d. Quốc hội có thể ban hành luật mà không cần dựa vào Hiến pháp, vì luật quốc gia có thể điều chỉnh độc lập theo nhu cầu của từng thời kỳ.
Đáp án: