Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
BÀI 15: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Đâu là hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp dân cư.
b. Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân.
c. Ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã.
d. Đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xây dựng luật.
Đáp án:
a. Đúng | b. Sai | c. Đúng | d. Sai |
Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Điều chỉnh mọi hành vi của mình phù hợp với những nội dung trong Hiến pháp và pháp luật.
b. Luôn lấy những quy định trong Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để suy nghĩ, hành động.
c. Anh D tham gia các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.
d. Bà P luôn từ chối phát biểu trong cuộc họp dân cư.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
a. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo.
b. Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
c. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
Đáp án:
Câu 4: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi tình huống a, b, c, d.
a. Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.
b. Ông C, một đại biểu Hội đồng Nhân dân, luôn lắng nghe và phản ánh ý kiến của người dân lên cơ quan cấp trên để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân được bảo vệ.
c. Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.
d. Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.
Đáp án:
Câu 5: Đọc các tình huống dưới đây. Lựa chọn đúng sai cho các đáp án a, b, c, d.
a. Cán bộ xã A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản,
b. Anh T tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
c. Anh A là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Ý, luôn khuyến khích mọi người trong địa bàn phát huy quyền giám sát của mình đối với các hoạt động của Uỷ ban,
d. Bạn K ngăn cản mọi người tham gia cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam do Đoàn trường tổ chức do cảm thấy cuộc thi này không có tác dụng cho sự phát triển của họ.
Đáp án:
Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.
Ông T là trưởng thôn ở một xã miền núi. Khi có thông báo về cuộc họp bàn về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương, ông T đã chủ động mời các hộ dân tham gia và lắng nghe ý kiến của họ. Trong cuộc họp, ông T khuyến khích người dân thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tế địa phương. Tuy nhiên, sau khi cuộc họp kết thúc, ông T không tổng hợp đầy đủ ý kiến của người dân để báo cáo lên cấp trên mà chỉ đưa ra những ý kiến cá nhân của mình, dẫn đến một số vấn đề của người dân không được phản ánh và giải quyết.
a. Ông T đã làm đúng khi khuyến khích người dân tham gia và bày tỏ quan điểm trong cuộc họp về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, thể hiện tinh thần dân chủ và tôn trọng quyền làm chủ của người dân.
b. Việc ông T chỉ báo cáo ý kiến cá nhân của mình là đúng, vì ông là người lãnh đạo và có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến địa phương.
c. Ông T không cần khuyến khích người dân tham gia cuộc họp, vì các quyết định đã được cấp trên.
d. Việc ông T không tổng hợp đầy đủ ý kiến của người dân để báo cáo lên cấp trên là sai, vì đã không thực hiện đúng quy định về việc lắng nghe và phản ánh ý kiến của người dân trong quản lý nhà nước.
Đáp án:
Câu 7: Đọc các tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.
Bạn B năm nay 22 tuổi, sau khi tìm hiểu về Hiến pháp 2013, bạn quyết định tự ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân xã để góp phần vào việc phát triển kinh tế và xã hội địa phương. Tuy nhiên, một số người trong gia đình không đồng tình, cho rằng B không đủ kinh nghiệm chính trị và chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước mới có thể ứng cử. B đã giải thích rằng theo Hiến pháp 2013, mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và tham gia bầu cử, không phân biệt nghề nghiệp hay vị trí công tác. Sau đó, B tiến hành nộp hồ sơ ứng cử và vận động sự ủng hộ từ cộng đồng địa phương.
a. Quyền ứng cử của B là phù hợp với Hiến pháp.
b. Việc vận động sự ủng hộ từ cộng đồng của B là hợp pháp.
c. B không đủ kinh nghiệm chính trị nên không thể ứng cử.
d. Chỉ có những người làm trong cơ quan nhà nước mới có quyền ứng cử.
Đáp án: