Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Câu 1: Đâu là nội dung đúng về hệ thống chính trị Việt Nam? Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là một hoạt động thể hiện nguyên của tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

b. Việc người dân giám sát và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các sai phạm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

c. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam là một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

d. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng sai cho các tình huống ở các ý a, b, c, d.

a. Ông K - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A kí quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể.

b. Là cán bộ lãnh đạo xã B, ông D luôn quan tâm xem xét, giải quyết những bức thư góp ý, phản ánh của người dân trong xã.

c. Giáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội.

d. Bà X thường lợi dụng chức vụ để bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.

Đáp án:

Câu 3: Lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

a. Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có nghĩa là tất cả mọi người đều phải làm theo quyết định của lãnh đạo, không cần có sự tham gia của nhân dân.

b. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ lãnh đạo về các lĩnh vực chính trị, không có vai trò trong việc quản lý kinh tế và xã hội.

c. Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, đảm bảo sự thống nhất trong việc thực thi chính sách của nhà nước.

d. Nhân dân có quyền bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước, và các đại biểu dân cử phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, chịu sự giám sát của họ.

Đáp án:

Câu 4: Em hãy lựa chọn đúng hoặc sai cho mỗi câu a, b, c, d.

a. Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi sự thống nhất trong quyết định của toàn bộ hệ thống chính trị, với việc thiểu số phục tùng đa số và cấp dưới phục tùng cấp trên.

b. Nhân dân không có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước vì chỉ có chính quyền cấp cao mới đủ thẩm quyền thực hiện điều đó.

c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ là các cơ quan phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước, không có vai trò bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

d. Các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, và mọi hành vi vi phạm của các cá nhân hay tổ chức đều bị xử lý theo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đáp án:

Câu 5: Em hãy lựa chọn đúng, sai cho các tình huống ở các ý a, b, c, d.

a. Ông M - Thư ký của Mặt trận Tổ quốc xã C tổ chức một buổi họp cộng đồng để thu thập ý kiến và phản ánh của người dân về dự án phát triển cơ sở hạ tầng mới ở địa phương, đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quyết định quan trọng.

b. Bà L - Trưởng phòng Tư pháp huyện tổ chức các buổi tập huấn về quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp và pháp luật, nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về hệ thống chính trị và các nguyên tắc hoạt động của nó.

c. Ông T - Giám đốc Sở Xây dựng quyết định một dự án lớn mà không tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan hoặc của cộng đồng địa phương, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

d. Bà H - Phó Chủ tịch huyện đã ký phê duyệt một quyết định quan trọng mà không dựa trên ý kiến của các chuyên gia và không công khai thông tin cho nhân dân, đi ngược lại nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án:

Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.

Ông Q, một cán bộ lãnh đạo cấp huyện, quyết định triển khai một chương trình cải cách giáo dục mới mà không tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng như không tổ chức tham vấn ý kiến của phụ huynh và học sinh, và đưa ra quyết định này chỉ dựa trên ý kiến của một nhóm nhỏ các lãnh đạo cấp cao.

a. Quyết định của ông Q vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ vì chương trình cải cách giáo dục nên được quyết định bởi tập thể và có sự tham gia của các bên liên quan, chứ không phải chỉ dựa trên ý kiến của một nhóm nhỏ.

b. Quyết định của ông Q không tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bởi vì không tổ chức tham vấn và công khai thông tin cho các đối tượng bị ảnh hưởng, điều này có thể dẫn đến việc chương trình không phản ánh đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

c. Quyết định của ông Q là hợp lý vì việc tổ chức tham vấn ý kiến của chuyên gia và cộng đồng có thể làm trì hoãn quá trình triển khai chương trình cải cách giáo dục, và việc quyết định nhanh chóng có thể giúp giải quyết các vấn đề cấp bách.

d. Ông Q có quyền quyết định một cách độc lập vì các chương trình cải cách giáo dục thuộc quyền hạn của lãnh đạo cấp huyện, và việc tham khảo ý kiến cộng đồng không phải lúc nào cũng cần thiết. 

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các nhận xét a, b, c, d.

Bà R, một cán bộ phụ trách phòng văn hóa của tỉnh, đã đưa ra một quyết định quan trọng về việc tổ chức lễ hội truyền thống mà không thực hiện các bước kiểm tra pháp lý cần thiết, không xin ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội và không công khai thông tin về ngân sách dự kiến cho lễ hội đó.

a. Quyết định của bà R không tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa vì không thực hiện các bước kiểm tra pháp lý và không công khai thông tin ngân sách, dẫn đến việc quyết định có thể vi phạm quy định pháp luật và thiếu minh bạch.

b. Bà R có thể tự quyết định về tổ chức lễ hội truyền thống mà không cần phải xin ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, vì đây là trách nhiệm của phòng văn hóa và không yêu cầu sự tham gia của các cơ quan khác.

c. Việc không công khai thông tin ngân sách cho lễ hội không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của quyết định, vì ngân sách lễ hội có thể được quyết định và quản lý nội bộ của phòng văn hóa mà không cần sự kiểm tra từ bên ngoài.

d. Quyết định của bà R vi phạm nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nguyên tắc tập trung dân chủ, bởi vì việc tổ chức lễ hội cần sự tham gia và đồng ý của các tổ chức chính trị - xã hội liên quan để đảm bảo tính hợp pháp và sự đồng thuận của cộng đồng.

 Đáp án:

=> Giáo án và PPT Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay