Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam được định hướng theo mô hình nào?
A. Nền kinh tế tư bản hoàn toàn
B. Nền kinh tế thị trường tự do
C. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
D. Nền kinh tế hỗn hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa
Câu 2: Đối với người lao động, Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước là gì?
A. Đảm bảo việc làm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
B. Chỉ hỗ trợ người lao động trong khu vực kinh tế nhà nước
C. Không can thiệp vào quan hệ lao động
D. Chỉ hỗ trợ lao động trong các ngành công nghiệp
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về chức năng của Uỷ ban nhân dân?
A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đổng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
C. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
D. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
Câu 4: Nếu một dự thảo luật mới được đề xuất để thay đổi chính sách tài chính quốc gia, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Tòa án nhân dân tối cao
D. Viện kiểm sát nhân dân
Câu 5: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò gì?
A. Lãnh đạo nhà nước và xã hội
B. Quản lý nhà nước
C. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
D. Thực thi quyền lực nhà nước
Câu 6: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị được thể hiện qua:
A. Định hướng chính sách, kiểm soát Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
B. Trực tiếp lãnh đạo thông qua việc ban hành các nghị quyết, chủ trương, đường lối.
C. Thực hiện giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách của Nhà nước.
D. Trực tiếp điều hành toàn bộ các cơ quan nhà nước
Câu 7: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân gọi là gì?
A. Hội đồng nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Hợp tác xã.
D. Hội phụ nữ.
Câu 8: Biểu hiện của việc chưa thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường là
A. Người dân tham gia bảo dọn dẹp vệ sinh môi trường biển.
B. Người dân trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
C. Người dân phá rừng lấy đất làm rẫy.
D. Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về nội dung kinh tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013?
A. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, ngoài trừ thành phần kinh tế nhà nước được hưởng những đặc quyền nhất định thì tất cả các thành phần khác đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
B. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
C. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lí theo pháp luật.
D. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lí và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 10: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:
A. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
B. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
C. Tạo sự phân chia hợp lí quyền lực nhà nước.
D. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
Câu 11: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không gồm cơ quan nào sau đây?
A. Cơ quan lập pháp
B. Cơ quan hành pháp
C. Cơ quan tư pháp
D. Cơ quan hiến pháp
Câu 12: Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tính nhất nguyên chính trị.
B. Tính thống nhất.
C. Tính nhân dân.
D. Tính quy phạm.
Câu 13: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Chủ tịch nước.
Câu 14: Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
D. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Câu 15: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo:
A. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
B. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.
C. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lí kịp thời, nghiêm minh.
D. Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho tình huống sau:
Một công ty nước ngoài muốn đầu tư vào một dự án xây dựng nhà máy tại một tỉnh ven biển của Việt Nam. Dự án này hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương nhưng cũng gây ra những lo ngại về ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều cuộc họp với người dân, các chuyên gia môi trường và đại diện công ty để thảo luận về dự án này. Cuối cùng, chính quyền địa phương đã quyết định chấp thuận dự án nhưng yêu cầu công ty phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.
a. Quyết định của chính quyền địa phương cho thấy tính dân chủ trong quá trình ra quyết định của nhà nước. Việc tổ chức các cuộc họp để lắng nghe ý kiến của người dân và các chuyên gia là một minh chứng rõ ràng cho điều này.
b. Việc yêu cầu công ty cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.
c. Việc ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài mà không quan tâm đến vấn đề môi trường là một sai lầm của chính quyền địa phương.
d. Chính quyền địa phương có quyền quyết định cuối cùng về dự án này mà không cần phải xin ý kiến của Chính phủ.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Quốc hội đang xem xét thông qua một dự luật về tăng cường bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng dự thảo này chưa phù hợp với thực tế và cần được điều chỉnh. Trong khi đó, Chủ tịch nước đã đề xuất khen thưởng các cá nhân và tổ chức xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhân dịp 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng đang tổ chức phiên họp để bàn về các biện pháp quản lý chất thải nhựa và thực hiện các chính sách quốc gia về môi trường.
a. Quốc hội có chức năng giám sát tối cao, có thể yêu cầu Chính phủ báo cáo cụ thể về việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các biện pháp quản lý chất thải nhựa.
b. Chủ tịch nước có quyền quyết định tặng thưởng các danh hiệu vinh dự nhà nước cho các cá nhân, tổ chức xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
c. Chính phủ có quyền ban hành các điều luật mới mà không cần thông qua Quốc hội nếu luật đó liên quan đến bảo vệ môi trường.
d. Chủ tịch nước có thể đơn phương phê chuẩn các chính sách quốc gia về quản lý chất thải nhựa mà không cần sự đồng ý của Chính phủ hoặc Quốc hội.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................