Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 05:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là: 

A. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do Nhà nước kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh tế.

B. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

C. Nền kinh tế thị trường tự do, hoạt động theo cơ chế cạnh tranh hoàn toàn, không có sự can thiệp của Nhà nước.

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi nhuận là động lực chính.

Câu 2: Việc đầu tư vào giáo dục và khoa học – công nghệ theo Hiến pháp 2013 được kỳ vọng sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội?

A. Chỉ là yếu tố hỗ trợ phụ trợ, không có tác động trực tiếp

B. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

C. Tác động riêng biệt vào lĩnh vực giáo dục mà không liên quan đến kinh tế

D. Tạo ra sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài

Câu 3: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam gồm bao nhiêu nhóm cơ quan tạo thành?

A. 2 nhóm

B. 3 nhóm

C. 4 nhóm

D. 5 nhóm

Câu 4: Chủ tịch nước có vai trò gì trong bộ máy nhà nước?

A. Đứng đầu Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

B. Điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ.

C. Thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

D. Xét xử các vụ án hình sự và dân sự.

Câu 5: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Các tổ chức chính trị - xã hội

D. Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?

A. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

C. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chiu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bi bãi nhiệm.

D. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?

A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.

B. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

C. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc

D. Tòa án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.

Câu 8: Chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013?

A. Chương I, Hiến pháp năm 2013.

B. Chương II, Hiến pháp năm 2013.

C. Chương III, Hiến pháp năm 2013.

D. Chương IV, Hiến pháp năm 2013.

Câu 9: Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?

A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.

B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.

C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.

D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 10: Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nào?

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 11: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:

A. Toà án được hình thành một cách độc lập.

B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc

C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.

D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 12: Hệ thống chính trị Việt Nam có chung một mục đích là gì?

A. đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị.

B. đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.

C. đại diện cho quyền lợi của một tổ chức.

D. đại diện cho quyền lợi của một giai cấp.

Câu 13: Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các thiết chế hợp pháp có quan hệ với nhau về mục đích và chức năng, bao gồm các tổ chức:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội.

Câu 14: Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 15: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng:

A. Hiến pháp và pháp luật

B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

C. Thi hành các đạo luật hà khắc

D. Thi hành các luật khuyến khích

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tình huống dưới đây:

Bà Lan là một giáo viên tại một trường trung học cơ sở. Trong quá trình giảng dạy, bà đã tích cực sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại và công nghệ mới để cải thiện chất lượng dạy và học. Bà cũng khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Bà gửi đề xuất đến nhà trường và các cơ quan giáo dục về việc cần tăng cường đầu tư cho các thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học.

a. Bà Lan đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về việc khuyến khích sử dụng công nghệ trong giáo dục và phát triển kỹ năng nghiên cứu cho học sinh.

b. Việc bà Lan gửi đề xuất để tăng cường đầu tư cho thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học cho thấy bà đang tích cực tham gia vào việc cải thiện chất lượng giáo dục, phù hợp với chính sách ưu tiên phát triển giáo dục của Hiến pháp.

c. Đầu tư vào thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học không cần thiết vì Hiến pháp không quy định về việc này.

d. Bà Lan không cần phải khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học vì điều này không thuộc trách nhiệm của giáo viên. 

Hội đồng Nhân dân trong trường hợp đặc biệt.

Câu 2: Cho tình huống sau: 

Ông Q, một cán bộ lãnh đạo cấp huyện, quyết định triển khai một chương trình cải cách giáo dục mới mà không tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng như không tổ chức tham vấn ý kiến của phụ huynh và học sinh, và đưa ra quyết định này chỉ dựa trên ý kiến của một nhóm nhỏ các lãnh đạo cấp cao.

a. Quyết định của ông Q vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ vì chương trình cải cách giáo dục nên được quyết định bởi tập thể và có sự tham gia của các bên liên quan, chứ không phải chỉ dựa trên ý kiến của một nhóm nhỏ.

b. Quyết định của ông Q không tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bởi vì không tổ chức tham vấn và công khai thông tin cho các đối tượng bị ảnh hưởng, điều này có thể dẫn đến việc chương trình không phản ánh đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

c. Quyết định của ông Q là hợp lý vì việc tổ chức tham vấn ý kiến của chuyên gia và cộng đồng có thể làm trì hoãn quá trình triển khai chương trình cải cách giáo dục, và việc quyết định nhanh chóng có thể giúp giải quyết các vấn đề cấp bách.

d. Ông Q có quyền quyết định một cách độc lập vì các chương trình cải cách giáo dục thuộc quyền hạn của lãnh đạo cấp huyện, và việc tham khảo ý kiến cộng đồng không phải lúc nào cũng cần thiết. 

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay