Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Pháp luật giúp duy trì trật tự xã hội bằng cách nào?

A. Bằng cách đặt ra các quy tắc ứng xử chung có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người

B. Bằng cách chỉ áp dụng các quy định cho một số cá nhân nhất định

C. Bằng cách chỉ định rõ từng trường hợp cụ thể thay vì quy định chung

D. Bằng cách không có hình thức xử lý đối với người vi phạm

Câu 2: Cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý hành vi xâm hại quyền của công dân là:

A. Các thỏa thuận giữa các cá nhân

B. Các tuyên bố của các tổ chức phi chính phủ

C. Các văn bản quy phạm pháp luật

C. Ý kiến không chính thức từ cộng đồng

Câu 3: Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:

A. Không cần tuân thủ hình thức, trình tự và thủ tục do luật quy định.

B. Chỉ áp dụng đối với một số cá nhân, tổ chức cụ thể.

C. Được ban hành bởi cá nhân hoặc tổ chức xã hội.

D. Chứa đựng quy phạm pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục quy định.

Câu 4: Hành động nào sau đây không thuộc phạm trù “thi hành pháp luật”?

A. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bắt buộc theo pháp luật.

B. Kiềm chế không thực hiện hành vi bị pháp luật cấm.

C. Chủ động thực hiện các hành vi được pháp luật quy định.

D. Hoàn thành các nghĩa vụ được giao phó theo pháp luật.

Câu 5: Việc quy định quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp trong chính văn bản Hiến pháp nhằm:

A. Tăng tính linh hoạt để thay đổi nội dung bất cứ lúc nào

B. Cho phép Chính phủ tự ý điều chỉnh nội dung mà không cần thông qua Quốc hội

C. Đảm bảo mọi thay đổi đều được tiến hành theo trình tự nghiêm ngặt

D. Giảm thiểu sự tham gia của các cơ quan lập pháp khác

Câu 6: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

A. Xã hội.

B. Văn hóa.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là quy định pháp luật?

A. Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).

B. Đoàn viên có nhiệm vụ luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 - 12 - 2017).

C.  Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).

D. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần X).

Câu 8: Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

A. Nhà nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 9: “Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.” Thanh tra thuế trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

A. Có. Vì thanh tra thuế đã thực hiện pháp luật thông qua hình thức áp dụng pháp luật. Doanh nghiệp X không chủ động thi hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn - không thực hiện đúng quy định pháp luật.

B. Có. Vì viên thanh tra đã sử dụng quyền lực của mình vào đúng chỗ khi sử phạt hành chính doanh nghiệp X theo luật thành lập doanh nghiệp.

C. Không. Vì luật pháp nhà nước cho phép một doanh nghiệp nộp chậm thuế trong trường hợp khó khăn, đang nợ nần. Ở đây thanh tra thuế đã vượt quá quyền hạn của mình.

D. Không. Vì thanh tra thuế đã áp dụng pháp luật một cách sai trái, khi sử dụng những điều của bộ luật này để xử phạt người vi phạm điều khoản ở bộ luật khác.

Câu 10: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.

B. Quyền tự do ngôn luận

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 11: Đâu không phải là quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định

B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được phép chỉ trích những sai lầm, sai phạm của các quan chức chính quyền.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

D. Quyền có nơi ở hợp pháp

Câu 12: Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Lệnh

B. Công văn

C. Bản án

D. Thông báo

Câu 13: Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.

C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.

D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.

Câu 14: Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?

A. Từ khi loài người xuất hiện.

B. Từ khi có Vua.

C. Từ khi Nhà nước ra đời.

D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội

B. Mọi người đều có quyền sống

C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân.

D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay