Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 04:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Điều 61 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm:

A. Tăng thu ngân sách nhà nước

B. Thúc đẩy xuất khẩu giáo dục

C. Nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực

D. Giảm số lượng trường học

Câu 2: Việc ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn vốn cho giáo dục và khoa học – công nghệ theo Hiến pháp 2013 nhằm mục đích:

A. Tăng cường đầu tư cho quốc phòng và an ninh

B. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân làm chủ các lĩnh vực này

C. Giảm sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực giáo dục

D. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về chức năng của Toà án nhân dân?

A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đổng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

C. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

D. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

Câu 4: Cơ quan nào có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp?

A. Tòa án nhân dân

B. Viện kiểm sát nhân dân

C. Ủy ban nhân dân

D. Quốc hội

Câu 5: Cơ quan nào có chức năng tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

B. Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

D. Hội đồng nhân dân các cấp

Câu 6: Tính thống nhất của hệ thống chính trị Việt Nam được thể hiện trên phương diện nào?

A. Thống nhất về cơ cấu kinh tế

B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo

C. Thống nhất về hệ thống giao thông

D. Thống nhất về phân cấp hành chính. 

Câu 7: Tòa án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?

A. được tổ chức ở bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp xã

B. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh

C. được tổ chức ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện

D. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện

Câu 8: Cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã gọi là gì?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Hợp tác xã.

C. Uỷ ban nhân dân.

D. Viện kiểm sát.

Câu 9: Theo Hiến pháp 2013 nội dung về kinh tế, khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của nước ta là gì?

A. Sông, hồ.

B. Vùng trời.

C. Đất đai.

D. Biển đảo.

Câu 10: Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?

A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 11: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp gọi là gì?

A. Quốc hội.

B. Tòa án nhân dân.

C. Viện kiểm sát.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 12: Cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được gọi là gì?

A. Quốc hội.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chính phủ.

Câu 13: Đâu không phải một cơ quan/thành phần của Quốc hội?

A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội

B. Bộ Lập pháp Quốc hội

C. Các Uỷ ban của Quốc hội

D. Đoàn đại biểu Quốc hội

Câu 14: Hành vi nào dưới đây là sai?

A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.

B. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

C. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Câu 15: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Quốc hội

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tình huống dưới đây:

Trong buổi thảo luận lớp, H phát biểu rằng Chính phủ là cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước và có nhiệm vụ lập hiến, lập pháp, đồng thời quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Một số bạn khác đồng ý, và cuộc thảo luận tiếp tục mà không ai phản biện hay làm rõ phát biểu của H.

a. Phát biểu của H là sai, vì Quốc hội, không phải Chính phủ, mới là cơ quan lập pháp cao nhất và có quyền lập hiến, lập pháp.

b. Cần có sự tham gia của giáo viên hoặc một bạn khác để làm rõ sai lầm này, tránh việc các bạn khác trong lớp hiểu nhầm về vai trò của Chính phủ.

c. H phát biểu đúng, vì Chính phủ là cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp năm 2013.

d. Không cần phải sửa chữa phát biểu của H, vì việc ai là cơ quan lập pháp hay hành pháp không ảnh hưởng đến bài học. 

Câu 2: Cho tình huống sau: 

Một công ty công nghệ lớn có trụ sở chính tại nước ngoài muốn đầu tư xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều công ăn việc làm và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số người dân địa phương lo ngại về việc công ty này sẽ chuyển giao công nghệ hạn chế và có thể gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước. Chính quyền thành phố đã tổ chức nhiều cuộc họp để lắng nghe ý kiến của các bên liên quan và đưa ra quyết định cuối cùng.

a. Việc chính quyền thành phố tổ chức các cuộc họp để lắng nghe ý kiến của người dân và các chuyên gia thể hiện tính dân chủ trong quá trình ra quyết định của nhà nước.

b. Việc ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài mà không quan tâm đến việc bảo vệ các doanh nghiệp trong nước là một sai lầm của chính quyền thành phố.

c. Chính quyền thành phố có quyền quyết định cuối cùng về dự án này mà không cần phải xin ý kiến của Quốc hội.

d. Dự án này có thể góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay