Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 6 kết nối Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 19: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những yếu tố mô tả nét chính về điều kiện tự nhiên của nền văn minh Chăm-pa:
a) Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
b) Địa hình chủ yếu là đồng bằng rộng lớn và màu mỡ.
c) Có nhiều sông lớn và đường bờ biển dài thuận lợi cho giao lưu văn hóa.
d) Khí hậu khô hạn quanh năm với ít sông ngòi và nguồn nước hạn chế.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm mô tả cư dân bản địa của nền văn minh Chăm-pa:
a) Cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn cổ.
b) Chỉ có sự xuất hiện của cư dân nói tiếng Việt cổ.
c) Cộng cư với nhóm cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
d) Chủ yếu là cư dân từ Trung Quốc di cư đến.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những thành tựu mô tả đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa:
a) Nguồn lương thực chính là gạo nếp, gạo tẻ, kê, đậu và hải sản.
b) Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.
c) Trang phục phổ biến là áo dài truyền thống và nón lá.
d) Vua thường sống trong những cung điện làm bằng đá.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những đặc điểm mô tả đời sống tinh thần của cư dân Chăm-pa:
a) Sáng tạo ra chữ Chăm cổ dựa trên chữ Phạn.
b) Tín ngưỡng chính là Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
c) Văn học dân gian và văn học viết cùng tồn tại và phát triển.
d) Chỉ phát triển âm nhạc, không có điệu múa đặc trưng.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những yếu tố đây mô tả tổ chức xã hội và nhà nước của Chăm-pa?
a) Tổ chức xã hội chủ yếu dựa trên làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.
b) Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình.
c) Vua là người đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực bị hạn chế bởi hội đồng quý tộc.
d) Nhà nước phân chia hành chính thành các tỉnh và quận lớn.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những tôn giáo của Ấn Độ được cư dân Chăm-pa sùng mộ:
a) Nho giáo.
b) Phật giáo.
c) Hin-đu giáo.
d) Thiên Chúa giáo.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Chăm-pa:
a) Địa hình đồng bằng là chủ yếu.
b) Đường bờ biển dài thuận lợi cho giao lưu kinh tế.
c) Có nhiều cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
d) Nguồn cung cấp nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm tổ chức xã hội của vương quốc Chăm-pa:
a) Vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao.
b) Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần, một văn, một võ.
c) Là kiểu nhà nước quân chủ lập hiến.
d) Các giai cấp chính trong xã hội là nông dân và công nhân.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về một số di sản tiêu biểu của Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay:
a) Thánh địa Mỹ Sơn.
b) Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam).
c) Văn miếu Quốc tử giám.
d) Chùa Một cột.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nhiều lễ hội được tổ chức trong năm của người Chăm pa đã
a) Minh chứng cho sự phong phú về đời sống văn hoá tinh thần của người Chăm xưa.
b) Các lễ hội thường mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu,...
c) Mang màu sắc của Kito giáo.
d) Ảnh hưởng nhiều của văn minh Trung Quốc.
Đáp án: