Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 6 kết nối Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử? sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về vai trò của tư liệu hiện vật đối với việc cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về cuộc sống của người xưa:
a) Cung cấp các di tích và đồ vật phản ánh đời sống của con người.
b) Giúp ta tái hiện lại một phần chân thực về đời sống xã hội thời xưa.
c) Cung cấp thông tin về các điều kiện tự nhiên thời đó.
d) Tập trung vào khía cạnh nghệ thuật, ít mang tính khoa học.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa của tư liệu chữ viết là
a) Ghi chép chi tiết về các sự kiện và sinh hoạt của con người.
b) Thường mang tính chủ quan của người viết, nhưng cung cấp nhiều thông tin.
c) Tập trung vào đời sống của tầng lớp bình dân nhiều hơn.
d) Chủ yếu ghi lại các truyền thuyết mà không có sự kiện thực tế.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm của tư liệu truyền miệng:
a) Là những câu chuyện dân gian được truyền từ đời này sang đời khác.
b) Thường chú trọng vào các nhân vật hư cấu hơn là nhân vật lịch sử.
c) Phản ánh một phần hiện thực lịch sử của các thời đại trước.
d) Chỉ được sử dụng để kể lại các sự kiện mang tính giải trí.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về vai trò của tư liệu gốc trong nghiên cứu lịch sử:
a) Cung cấp những thông tin đầu tiên về các sự kiện và thời kỳ lịch sử.
b) Là nguồn đáng tin cậy nhất để tìm hiểu về các thời kỳ lịch sử.
c) Chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu các sự kiện hiện đại.
d) Ghi lại các câu chuyện cổ tích và truyền thuyết trong lịch sử.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tư liệu hiện vật có thể bao gồm:
a) Các công cụ, đồ trang sức, và di tích kiến trúc cổ.
b) Chỉ bao gồm những đồ vật tìm thấy trong lăng mộ cổ.
c) Những di sản vật chất còn lại từ đời sống người xưa.
d) Chủ yếu là những vật dụng có ý nghĩa tôn giáo.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tư liệu chữ viết thường thể hiện về quá khứ về những điều:
a) Chủ yếu ghi lại các phong tục dân gian mà ít có sự kiện lịch sử.
b) Thường tập trung vào mô tả các cuộc chiến tranh hơn là đời sống văn hóa.
c) Ghi chép tương đối đầy đủ về các hoạt động của con người.
d) Có xu hướng phản ánh suy nghĩ và quan điểm của tác giả.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nhược điểm của tư liệu hiện vật trong việc phục dựng lịch sử:
a) Không cung cấp được thông tin chi tiết về tư tưởng của người xưa.
b) Chỉ phản ánh một phần đời sống vật chất, mà ít phản ánh về văn hóa.
c) Có xu hướng bị mất mát nhiều qua thời gian, khó phục dựng.
d) Thường chỉ phản ánh đời sống tôn giáo, ít nói về các khía cạnh khác.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa của tư liệu gốc trong lịch sử là:
a) Cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
b) Là nguồn đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu về quá khứ.
c) Thường được biên soạn lại để làm tài liệu giảng dạy.
d) Chủ yếu chỉ mang giá trị sưu tập và không dùng để nghiên cứu.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hạn chế của tư liệu chữ viết:
a) Thường mang quan điểm cá nhân của tác giả, ảnh hưởng tính khách quan.
b) Đôi khi chỉ phản ánh một chiều các sự kiện lịch sử.
c) Chủ yếu ghi lại các câu chuyện dân gian và truyền thuyết.
d) Chỉ lưu giữ các sự kiện chính trị lớn mà ít đề cập đến văn hóa.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa của việc nghiên cứu tư liệu truyền miệng là
a) Nó phản ánh một phần hiện thực về đời sống và văn hóa người xưa.
b) Cung cấp thêm góc nhìn về những truyền thống và phong tục cổ xưa.
c) Chủ yếu được lưu truyền trong các cộng đồng nhỏ, không có tính phổ biến.
d) Chủ yếu chỉ ghi chép về các anh hùng trong truyền thuyết.
Đáp án: