Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 6 kết nối Bài 20: Vương quốc Phù Nam
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 20: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những yếu tố là điều kiện tự nhiên góp phần hình thành và phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại của văn minh Phù Nam:
a) Mạng lưới sông ngòi dày đặc kết nối với nhau và đổ ra biển qua nhiều cửa sông lớn.
b) Đất đai khô cằn và thiếu nước ngọt.
c) Trữ lượng nước ngọt dồi dào và nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
d) Phần lớn lãnh thổ là sa mạc, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về yếu tố đã giúp văn minh Phù Nam kết nối sớm với nền thương mại biển quốc tế:
a) Nhiều hải cảng thuận lợi, giúp Phù Nam tiếp xúc với Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ.
b) Mạng lưới sông ngòi chảy từ đất liền ra biển qua nhiều cửa sông lớn.
c) Phù Nam không có bất kỳ cửa biển nào để tiếp xúc với các khu vực bên ngoài.
d) Phù Nam bị cô lập hoàn toàn, không thể kết nối với nền thương mại biển quốc tế.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những cư dân được xem là tổ tiên của người Phù Nam:
a) Các nhóm cư dân bản địa phát triển từ thời kỳ đồ đá và là chủ nhân của nền văn hóa tiền Óc Eo.
b) Nhóm cư dân nhập cư từ Đông Nam Á hải đảo sau khi Phù Nam được thành lập.
c) Các thương nhân và nhà truyền giáo Ấn Độ đã đến Phù Nam trong giai đoạn sau.
d) Cư dân du mục từ khu vực Tây Á di cư đến Phù Nam vào thế kỷ thứ V.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những yếu tố đã giúp văn minh Phù Nam tiếp thu được nhiều giá trị từ văn minh Ấn Độ:
a) Vai trò của các thương nhân và nhà truyền giáo Ấn Độ trong việc đưa chữ viết, tư tưởng, tôn giáo vào Phù Nam.
b) Phù Nam không tiếp nhận bất kỳ ảnh hưởng nào từ văn minh Ấn Độ.
c) Chế độ đẳng cấp và tổ chức nhà nước được ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ giáo.
d) Phù Nam chỉ tiếp thu các yếu tố văn hóa của Trung Quốc, không chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi cho biết về thời gian nhà nước Phù Nam và mang tính chất:
a) Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỷ I và mang tính chất của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
b) Nhà nước Phù Nam mang tính chất liên bang, không có vua nắm quyền.
c) Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỷ VII và mang tính chất của nhà nước dân chủ.
d) Nhà nước Phù Nam chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có tổ chức chính quyền.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói thành tựu về chữ viết của Phù Nam có những đặc điểm:
a) Người Phù Nam tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ và phát triển hệ thống chữ viết riêng của mình.
b) Chữ viết của Phù Nam được khắc trên bia đá, khung cửa đền, đồ dùng kim khí, và miếng đất nung.
c) Người Phù Nam không có hệ thống chữ viết và chủ yếu sử dụng chữ viết của Trung Quốc.
d) Thư tịch cổ Trung Quốc cho biết Phù Nam không có sách vở hoặc thư viện.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những yếu tố mô tả đúng về đời sống vật chất của người Phù Nam:
a) Thương cảng Óc Eo là một trung tâm thương mại quan trọng, thu hút nhiều thương nhân từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã.
b) Người Phù Nam không có hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
c) Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và ven biển.
d) Trang phục của người Phù Nam rất phức tạp, bao gồm nhiều lớp vải và trang sức cầu kỳ.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tôn giáo được người Phù Nam tiếp nhận từ Ấn Độ và truyền bá sang các vùng khác ở Đông Nam Á:
a) Phật giáo.
b) Ấn Độ giáo.
c) Hồi giáo.
d) Đạo giáo.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về kiến trúc Phù Nam trong có những đặc điểm:
a) Chuyên tạc tượng các vị thần của Phật giáo và Ấn Độ giáo.
b) Các tượng thường làm bằng đồng và sắt, phong cách giống Trung Hoa.
c) Nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên.
d) Tượng được chạm khắc từ đá và gỗ với phong cách độc đáo.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về loại hình nhà ở của người Phù Nam có đặc điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên là:
a) Nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước, mái lợp lá.
b) Nhà xây bằng gạch nung để chống lại lũ lụt.
c) Nhà ở được xây kiên cố bằng đá, tránh nóng ẩm.
d) Nhà gỗ có tầng cao để tránh thú dữ.
Đáp án: