Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 kết nối Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
BÀI 17: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào Đà Nẵng năm 1858:
a) Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào Đà Nẵng.
b) Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân dân Đà Nẵng, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
c) Triều đình Huế nhanh chóng gửi quân tiếp viện giúp quân dân Đà Nẵng đẩy lùi hoàn toàn quân Pháp.
d) Cuộc kháng cự của quân dân Đà Nẵng đã kéo dài đến tận năm 1868.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Gia Định từ năm 1859 đến năm 1861:
a) Năm 1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định trước sự kháng cự yếu ớt của triều đình.
b) Năm 1863, đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
c) Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) trên sông Nhật Tảo vào cuối năm 1863.
d) Triều đình đã tổ chức phản công lớn tại Gia Định, giành lại các vùng đất đã mất từ tay Pháp.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 đối với dân tộc:
a) Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.
b) Việc ký hiệp ước cho thấy triều đình Nguyễn từ bỏ một phần trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến chống Pháp.
c) Hiệp ước Nhâm Tuất đã giúp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc trước sự xâm lược của Pháp.
d) Triều đình Nguyễn ký hiệp ước vì lợi ích riêng, phản bội một phần lợi ích dân tộc.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về buổi lễ suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái:
a) Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, với sự tham gia đông đảo của nhân dân, từ người già đến người trẻ.
b) Nhân dân tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái để thể hiện tinh thần đồng lòng đánh giặc.
c) Triều đình Huế tổ chức buổi lễ để tuyên dương công lao của Trương Định.
d) Buổi lễ diễn ra bí mật.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874:
a) Nghĩa quân Trương Định tiếp tục chiến đấu chống Pháp sau Hiệp ước Nhâm Tuất.
b) Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm bốn tỉnh miền Tây Nam Kì.
c) Triều đình tổ chức nhiều chiến dịch lớn để hỗ trợ nhân dân Nam Kì chống lại thực dân Pháp.
d) Triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởinghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về vai trò của các nhà nho trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì giai đoạn 1862-1874:
a) Các nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị dùng thơ văn lên án tội ác của giặc.
b) Các nhà nho viết thơ ca ngợi sự hi sinh anh dũng của nghĩa quân trong kháng chiến.
c) Các nhà nho chủ trương hòa hoãn với Pháp để giảm tổn thất cho nhân dân.
d) Các nhà nho từ chối tham gia kháng chiến vì sợ bị triều đình trừng phạt.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ề cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884):
a) Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
b) Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.
c) Chuyển từ chống ngoại xâm sang phong kiến đầu hàng.
d) Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh đúng tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:
a) Nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.
b) Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
c) Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Trung Quốc.
d) Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp:
a) Triều đình không kiên quyết đánh Pháp, từng bước thỏa hiệp và kí hiệp ước đầu hàng.
b) Triều đình vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, đặt lợi ích dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc.
c) Triều đình tập trung toàn lực cùng nhân dân chống giặc, không ngừng tấn công Pháp.
d) Triều đình luôn ủng hộ nhân dân kháng chiến và tận dụng mọi cơ hội để đánh bại Pháp.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về Nguyên nhân nào dẫn đến các bản điều trần, đề nghị cải cách của các quan lại và sĩ phu yêu nước vào nửa cuối thế kỉ XIX:
a) Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng và phải đối mặt với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và mạnh dạn đề xuất cải cách.
c) Triều đình đã tích cực khuyến khích các quan lại, sĩ phu viết các bản điều trần cải cách.
d) Triều đình Huế đã chủ động áp dụng các cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Đáp án: