Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 kết nối Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
BÀI 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HOÁ, TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc thế kỉ XVII - XVIII, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt do
a) điều kiện tự nhiên thuận lợi.
b) không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
c) chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.
d) chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi phản ánh đúng tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc bản in gỗ,…
b) Các nghề thủ công truyền thống (gốm sứ, dệt lụa,…) lụi tàn, không phát triển.
c) Các làng nghề thủ công tiếp tục phát triển, nổi tiếng là: gốm Bát Tràng,..
d) Hình thành các lãnh địa phong kiến.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nông nghiệp ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Nông nghiệp phát triển mạnh nhờ chính sách khai hoang mở rộng ruộng đất.
b) Thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra, gây đói kém nghiêm trọng.
c) Tình trạng chiếm ruộng công thành ruộng tư diễn ra phổ biến.
d) Nông dân phải nộp ít sưu thuế cho nhà nước.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.
b) Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.
c) Thiên Chúa giáo trở thành quốc giáo.
d) Nho giáo và Đạo giáo được du nhập thông qua giao lưu kinh tế.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thủ công nghiệp nhà nước trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Các chính quyền duy trì hoạt động quan xưởng để sản xuất vũ khí, may trang phục và đúc tiền.
b) Sản phẩm thủ công chủ yếu phục vụ tiêu dùng của nhân dân.
c) Thủ công nghiệp nhà nước suy yếu nghiêm trọng, không còn đóng vai trò quan trọng.
d) Quan xưởng sản xuất các đồ trang sức và vật dụng cho quan lại.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thủ công nghiệp nhân dân trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Dệt lụa, đồ gốm và rèn sắt là các ngành thủ công phát triển mạnh.
b) Thủ công nghiệp suy yếu nghiêm trọng, không còn đóng vai trò quan trọng.
c) Các làng nghề như Thổ Hà và Bát Tràng là những trung tâm sản xuất lớn.
d) Thủ công nghiệp nhân dân không bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế - chính trị chung.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội thương của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Mạng lưới chợ xuất hiện rộng khắp, thúc đẩy trao đổi hàng hóa.
b) Thăng Long (Kẻ Chợ) trở thành trung tâm kinh tế với 36 phố phường.
c) Thương mại nội địa phát triển mạnh nhưng không có sự hình thành đô thị.
d) Kinh tế hàng hóa bị kìm hãm do chính sách phong kiến bảo thủ.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ngoại thương của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An là các trung tâm buôn bán lớn.
b) Chính quyền khuyến khích ngoại thương mạnh mẽ trong suốt thế kỉ XVIII.
c) Ngoại thương phát triển nhờ vị trí chiến lược và chính sách mở cửa ban đầu.
d) Hội An được xem là thương cảng quốc tế sầm uất hàng đầu khu vực.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về sự chuyển biến của văn học Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII:
a) Văn học chữ Nôm đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là Thiên Nam ngữ lục.
b) Văn học chữ Hán không còn giữ vai trò quan trọng trong thời kỳ này.
c) Văn học dân gian phát triển phong phú với các thể loại truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn.
d) Văn học chữ nôm bị hạn chế nhiều.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nghệ thuật dân gian của người Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:
a) Tín ngưỡng thờ Thành hoàng và tổ tiên vẫn được duy trì và phát triển.
b) Các lễ hội làng xã mang tính cộng đồng cao, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc.
c) Tín ngưỡng dân gian bị mai một do ảnh hưởng mạnh của Nho giáo.
d) Lễ hội truyền thống thường chỉ giới hạn ở tầng lớp quý tộc.
Đáp án: