Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 8 kết nối Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
BÀI 10: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Ở CÁC NƯỚC ÂU - MỸ (CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
a) Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
b) Anh tụt xuống vị trí thứ ba về sản xuất công nghiệp sau Mỹ và Đức.
c) Anh đứng đầu thế giới về công nghiệp nặng và khai thác tài nguyên.
d) Kinh tế Anh phát triển mạnh mẽ, vượt qua Mỹ và Đức.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
a) Các công ti độc quyền lớn ra đời, lũng đoạn nền kinh tế và chính trị.
b) Chủ nghĩa đế quốc ra đời do các quốc gia muốn xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp.
c) Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dung hợp, hình thành tư bản tài chính.
d) Các nước tư bản đẩy mạnh hòa giải quốc tế, ngăn chặn chiến tranh thuộc địa.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về hính sách đối nội, đối ngoại của Anh vào cuối thế kỉ XIX:
a) Chính phủ quân chủ chuyên chế bảo vệ quyền lợi của tầng lớp nông dân.
b) Anh là quốc gia có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới.
c) Hai đảng Tự do và Dân chủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ tư sản.
d) Chính sách đối ngoại của Anh hướng đến hạn chế thuộc địa để phát triển công nghiệp.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
a) Nông nghiệp Pháp có tốc độ phát triển nhanh chóng, vượt Mỹ và Đức.
b) Các công ty độc quyền ngân hàng chi phối mạnh mẽ nền kinh tế Pháp.
c) Công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ tư thế giới, sau Mỹ, Đức, Anh.
d) Pháp là nước dẫn đầu về sản xuất công nghiệp nặng.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách đối nội, đối ngoại của Pháp cuối thế kỉ XIX:
a) Pháp thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các, đàn áp nhân dân.
b) Pháp không có thuộc địa lớn ở châu Phi và châu Á.
c) Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ hai thế giới sau Anh.
d) Chính phủ Pháp tập trung phát triển kinh tế nội địa, hạn chế khai thác thuộc địa.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX:
a) Đức đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp.
b) Đức không có sự hình thành các công ti độc quyền trong nền kinh tế.
c) Đức vượt qua Anh về công nghiệp nhưng không phát triển tư bản tài chính.
d) Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách đối ngoại của Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
a) Đức tích cực chạy đua vũ trang để chia lại thuộc địa.
b) Đức không quan tâm đến việc mở rộng lãnh thổ thuộc địa.
c) Đức dùng sức mạnh quân sự để tranh giành thuộc địa từ Anh và Pháp.
d) Chính sách đối ngoại của Đức tập trung vào thúc đẩy hòa bình quốc tế.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nền kinh tế Mỹ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
a) Mỹ đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp vào năm 1894.
b) Nông sản Mỹ giá rẻ, cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm châu Âu.
c) Công nghiệp Mỹ phát triển nhưng không có các công ti độc quyền lớn.
d) Mỹ vượt qua Anh về công nghiệp nhưng không phát triển tư bản tài chính.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách đối ngoại của Mỹ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
a) Mỹ bành trướng mạnh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
b) Chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào thúc đẩy hòa bình quốc tế.
c) Mỹ biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.
d) Mỹ tập trung vào nội địa, không can thiệp vào các khu vực khác.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về quá trình tập trung sản xuất và tư bản ở các nước tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX dẫn đến kết quả:
a) Hình thành các công ty độc quyền lớn.
b) Sự suy thoái của nền công nghiệp.
c) Chi phối mạnh mẽ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.
d) Phân chia thuộc địa công bằng giữa các nước tư bản.
Đáp án: