Trắc nghiệm đúng sai Sinh học 12 cánh diều Bài 23: Hệ sinh thái
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Sinh học 12 Bài 23: Hệ sinh thái sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
BÀI 23: HỆ SINH THÁI
Câu 1:Hình 1 thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình 2 thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện làm số lượng cóc giảm mạnh.
a) Sâu là sinh vật tiêu thụ bậc I và II.
b) Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.
c) Năng suất của mía và cỏ chăn nuôi sẽ giảm mạnh khi toàn bộ cóc bị chết do vi khuẩn.
d) Trong quần xã trên, mía là loài ưu thế.
Đáp án:
- B, C đúng
- A, D sai
Câu 2:Hình dưới đây minh hoạ tốc độ sinh trưởng giả định của ba loài cây ngập mặn thân gỗ lâu năm kí hiệu là loài (I), (II) và (III) tương ứng với các điều kiện độ mặn khác nhau. Số liệu trong bảng dưới đây cho biết độ mặn cao nhất tại ba bãi lầy ven biển A, B và C của địa phương H. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của ba bãi lầy này là tương đồng nhau, không ảnh hưởng đến sức sống của các loài cây này và sự sai khác về độ mặn giữa các vị trí trong mỗi bãi lầy là không đáng kể. Các cây con của ba loài này khi trồng không thể sống được ở các dải độ mặn có tốc độ sinh trưởng bằng 0.
Địa phương H có kế hoạch trồng các loài cây (I), (II) và (III) để phục hồi rừng ngập mặn ở ba bãi lầy A, B và C. Dựa vào thông tin trong hình và bảng, nhận định nào sau đây đúng giúp địa phương H lựa chọn các loài cây này cho phù hợp?
a) Loài (I) có khả năng chịu độ mặn cao nhất trong ba loài.
b) Tốc độ sinh trưởng của loài (II) tỉ lệ nghịch với độ mặn của cả ba bãi lầy.
c) Bãi lầy B và C trồng xen được hai loài (I) và (II), bãi lầy A trồng xen được cả ba loài.
d) Loài (III) có tốc độ sinh trưởng lớn hơn loài (I) và loài (II) ở độ mặn từ 22,5% đến 35%.
Câu 3:Nhím biển (Echinoidea) là nguồn thức ăn cho rái cá (Enhydra lutris). Quần thể nhím biển có xu hướng mở rộng tại nơi đáy biển bị con người phá hủy. Nhím biển, sên biển (Patella vulgata) và rong biển có thể sống chung ở một chỗ. Hình dưới đây mô tả tăng trưởng quần thể của rong biển được đo đạc tại vị trí thí nghiệm nơi nhím biển và sên biển được khống chế bằng phương pháp nhân tạo.
a) Sên biển làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên sự phát triển của rong biển.
b) Tác động của nhím biển lên rong biển nhiều hơn tác động của sên biển lên rong biển.
c) Nhím biển giúp phục hồi đáy biển bị phá hủy.
d) Tăng số lượng rái cá có thể hạn chế tác động đến rong biển.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 23: Hệ sinh thái