Giáo án và PPT đồng bộ Sinh học 12 cánh diều
Sinh học 12 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Sinh học 12 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU
BÀI 4: ĐỘT BIẾN GENE
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene.
Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene.
Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hóa, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến đột biến gene.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung đột biến gene.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung liên quan đến đột biến gene.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng những kiến thức để giải thích những hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến đột biến gene, đề xuất một số giải pháp để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Năng lực riêng:
Nhận thức sinh học:
Nêu được khái niệm đột biến gene.
Phân biệt được các dạng đột biến gene.
Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh của đột biến gene.
Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hóa, trong chọn giống và trong nghiên cứu di truyền.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hiện tượng trong đời sống liên quan đến đột biến gene, đề xuất một số giải pháp để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến đột biến gene.
Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Sinh học 12.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Hình ảnh 4.1 - 4.4 SGK và các hình ảnh liên quan đến đột biến gene.
Video hành trình bảo vệ tầng ozone của Việt Nam: https://youtu.be/xvX5AQj8Zlo?si=toY9S5_vrJYgZVJZ
Phiếu học tập số 1: Khái niệm và các dạng đột biến gene.
Phiếu học tập số 2: Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gene.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 12.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi mở đầu trong SGK, yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời theo ý kiến cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Ở các bài học trước, chúng ta đã được biết sự tái bản DNA là cơ chế phân tử của sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể. Thông tin di truyền từ DNA (gene) qua mRNA trong phiên mã đến chuỗi polypeptide trong dịch mã, từ đó tạo thành protein và quy định tính trạng ở sinh vật.
- GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.19 SGK:
Quan sát hình 4.1 và nhận xét sự khác nhau giữa đoạn trình tự gene của người bình thường và người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Cho biết nguyên nhân, cơ chế phát sinh của bệnh. Có thể dự đoán được sự xuất hiện của bệnh dựa trên sự phân tích kiểu gene của bố mẹ không? Vì sao?
Hình 4.1. Sự khác biệt về đoạn trình tự gene và hình dạng hồng cầu ở người: bình thường (a) và bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (b)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
+ Vị trí thứ 6 trên đoạn trình tự gen của người bình thường là cặp T - A, còn trên đoạn trình tự gene ở người có hồng cầu hình liềm là A - T.
+ Nguyên nhân là do đột biến gen thay thế cặp T - A thành A - T ở codon thứ 6 làm hồng cầu bị kéo dài, làm mất khả năng vận chuyển.
+ Cơ chế phát sinh bệnh: Sự đột biến xảy ra ở vị trí thứ 6 trên chuỗi beta globin thuộc phân tử hemoglobin. Bộ ba 5’GAG3’ mã hóa cho glutamic acid ưa nước bị thay thế thành 5’GTG3’ mã hóa cho valine kị nước làm biến đổi HbA thành HbS, làm các tế bào hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm hai mặt trở thành hình liềm không liên kết được với các phân tử khí O2 và CO2. Các tế bào hồng cầu có hình liềm này có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU
BÀI 6. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
- Em hãy cho biết bộ nhiễm sắc thể của người mắc hội chứng Turner khác người bình thường như thế nào? Hãy dự đoán nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này?
II. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
- Em hãy kể tên các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
- Em hãy lấy thêm ví dụ đột biến nhiễm sắc thể?
- Em hãy mô tả cơ chế hình thành đột biến đa bội, đột biến lệch bội?
- Em hãy trình bày cơ chế đột biến gây hội chứng Klinefelter ở người?
III. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
- Em hãy nhận xét sự sai khác cấu trúc nhiễm sắc thể trước và sau đột biến?
- Em hãy phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
- Em hãy cho biết cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
IV. TÁC HẠI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN
- Theo em, đột biến nhiễm sắc thể có vai trò như thế nào trong tiến hoá và chọn giống?
V. MỐI QUAN HỆ GIỮA DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
- Theo em, tại sao nói di truyền và biến dị có mối quan hệ mật thiết với nhau và gắn liền với quá trình sinh sản của sinh vật?
VI.THỰC HÀNH
- Theo em, bộ nhiễm sắc thể đột biến khác bộ nhiễm sắc thể thường như thế nào?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm sinh học 12 cánh diều tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 1: DNA VÀ CƠ CHẾ TÁI BẢN DNA
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải chức năng của DNA?
A. Mang thông tin di truyền.
B. Truyền thông tin di truyền.
C. Biểu hiện thông tin di truyền.
D. Không tạo biến dị.
Câu 2: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là:
A. A, U, G, C.
B. A, T, G, C.
C. A, D, R, T.
D. U, R, D, C.
Câu 3: DNA có cấu trúc như thế nào?
A. Chuỗi xoắn kép.
B. Chuỗi xoắn đơn.
C. Chuỗi thẳng kép.
D. Chuỗi thẳng đơn.
Câu 4: Các nucleotide có khả năng liên kết theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bù trừ.
B. Nguyên tắc bổ sung.
Nguyên tắc loại trừ.
Nguyên tắc cộng hưởng.
Câu 5: Gene là
A. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA.
B. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.
C. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA hoặc chuỗi polypeptide
D. đoạn nucleotide trên RNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.
Câu 6: Quan sát hình vẽ dưới, hãy cho biết (1), (2), (3) lần lượt là
DNA ligase, phân đoạn okazaki, mồi RNA.
B. Phân đoạn okazaki, DNA ligase, mồi RNA.
C. Mồi RNA, phân đoạn okazaki, DNA ligase.
D. DNA ligase, mồi RNA, phân đoạn okazaki.
Câu 7: Nếu không xảy ra sai sót, kết thúc quá trình tái bản, từ 1 DNA thường tạo ra bao nhiêu DNA mới?
2.
3.
4.
D. 5.
Câu 8: Kết quả của quá trình tái bản DNA là
phân tử DNA con được đổi mới so với DNA mẹ.
phân tử DNA con giống hệt DNA mẹ.
phân tử DNA con dài hơn DNA mẹ.
phân tử DNA con ngắn hơn DNA mẹ.
Câu 9: Trong quá trình tái bản DNA, một trong những vai trò của enzim polymerase là
A. bẻ gãy các liên kết hydrogen giữa hai mạch của phân tử DNA.
B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của DNA.
D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử DNA.
Câu 10: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành
cùng chiều tháo xoắn của DNA.
cùng chiều với mạch khuôn.
theo chiều 3’ đến 5’.
theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 11: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành có đặc điểm
chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc.
một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn.
theo chiều 3’ đến 5’.
được nối lại với nhau nhờ enzim nối hylase.
Câu 12: Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham gia?
Các nucleotide tự do.
Enzyme ligase.
Amino acid.
DNA polymerase.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU
Bộ đề Sinh học 12 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Cấu trúc điển hình của gene ở vi khuẩn không có trình tự nào sau đây?
A. Trình tự khởi động. B. Vùng mã hóa.
C. Intron. D. Vùng kết thúc.
Câu 2. Loại nucleic acid nào sau đây chứa bộ ba đối mã?
A. mRNA. | B. DNA. | C. rRNA. | D. tRNA. |
Câu 3. Các vùng chức năng trong operon lac sắp xếp theo trật tự nào sau đây?
A. Promoter, operator, Z, A, Y. B. Operator, promoter, Z, A, Y.
C. Promoter, operator, Z, Y, A. D. Operator, promoter, Z, Y, A.
Câu 4. Thể đột biến là
A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 5. Chromatid có đường kính bằng bao nhiêu nanomet?
A. 30 nm. | B. 300 nm. | C. 700 nm. | D. 1 400 nm. |
Câu 6. Đảo đoạn là
A. đoạn NST bị đứt quay ngược 180o và nối lại vào vị trí cũ.
B. một đoạn nào đó được lặp lại một số lần trên NST.
C. đoạn NST bị đứt ra và chuyển đến một vị trí khác trong một NST hoặc một NST khác không tương đồng.
D. Nhiễm sắc thể bị cắt đứt ở một hay một số vị trí và mất đi một đoạn.
Câu 7. Để kiểm chứng giả thuyết đặt ra, Mendel đã sử dụng phép lai nào?
A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích.
C. Tự thụ phấn. D. Lai khác dòng.
Câu 8. Các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình bên chú thích cho các bộ phận nào của NST?
A. 1: Telomere, 2: Cánh ngắn, 3: Cánh dài, 4: Tâm động.
B. 1: Telomere, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Tâm động.
C. 1: Tâm động, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Telomere.
D. 1: Cánh ngắn, 2: Tâm động, 3: Cánh dài, 4: Telomere.
Câu 9. Thí nghiệm phát hiện operon lac ở vi khuẩn E.coli, Monod và Jacob đã sử dụng môi trường nào sau đây để nuôi cấy vi khuẩn E.coli trong lô thí nghiệm?
A. Môi trường không có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
B. Môi trường có lactose và không có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
C. Môi trường có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
D. Môi trường không có lactose và không có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
Câu 10. Một học sinh tiến hành tách chiết DNA từ chuối thu được kết quả trong hình dưới đây. Vị trí nào xuất hiện kết tủa của DNA?
A. 4. | B. 3. | C. 2. | D. 1. |
Câu 11. Đoạn trình tự nucleotide nào sau đây là sản phẩm phiên mã từ đoạn gene có trình tự nucleotide 5’-ATGCCTAGGAC-3’?
A. 3’-TACGGATCCTG-5’. B. 5’-UACGGAUCCUG-3’.
C. 3’-AUGCCUAGGAC-5’. D. 5’-AUGCCUAGGAC-3’.
-----------Còn tiếp-----------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án sinh học 12 cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ sinh học 12 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Sinh học 12 cánh diều, soạn sinh học 12 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT