Giáo án kì 2 Sinh học 12 cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Sinh học 12 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 13: Di truyền học quần thể
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 14: Di truyền học người
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài Ôn tập Phần 5
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 15: Bằng chứng tiến hóa
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1)
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 18: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 2)
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 19: Sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất và hình thành loài người
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài Ôn tập Phần 6
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 21: Sinh thái học quần thể
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 22: Sinh thái học quần xã
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 23: Hệ sinh thái
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 24: Chu trình sinh - địa - hoá và Sinh quyển
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 26: Phát triển bền vững
- Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài Ôn tập Phần 7
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG LAI HỮU TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính vào đời sống.
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng và vật nuôi bằng các phương pháp lai hữu tính.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.
- Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
- Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình minh họa 12.1 - 12.4/ hình ảnh về một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng bằng các phương pháp lai hữu tính trong đời sống.
- Một số tài liệu về thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng bằng các phương pháp lai hữu tính tại Việt Nam: https://tapchi.vaas.vn/sites/tapchi.vaas.vn/files/tapchi/2022-08/tc1-2022.pdf, https://www.vista.gov.vn/vi/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/lam-chu-cong-nghe-chon-tao-va-nang-cao-nang-luc-san-xuat-giong-lua-co-cac-dac-tinh-noi-troi-va-gia-tri-kinh-te-cao-gop-phan-dam-bao-su-tu-chu-cua-vien-lua-dong-bang-song-cuu-long-6261.html
- Một số video về tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.
- Nghiên cứu trước nội dung bài học theo đường link GV giao từ tiết học trước qua các kênh mạng xã hội (zalo, facebook,...). ; tìm hiểu về các thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập, có tâm hứng mong muốn, sẵn sàng khám phá kiến thức mới về thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.
b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát video: “Lai tạo giống cây đậu nành”, và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
- Cây đậu nành trong đoạn video trên được tạo ra bằng phương pháp nào?
- Theo em, việc tạo giống cây đậu nành bằng phương pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để nhận xét và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi:
- Cây đậu nành đó được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính.
- Ý nghĩa: tăng năng suất, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường,...
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Lai hữu tính là quá trình tạo ra một cá thể mới kết hợp được vật chất di truyền từ hai các thể thông qua sinh sản hữu tính. Đây là nguyên liệu cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. Lai hữu tính là phương pháp cơ bản được áp dụng trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. Một số phép lai cơ bản thường được sử dụng như giao phối gần (tự thụ phấn, giao phối cận huyết) nhằm tạo dòng thuần; lai thuận nghịch, lai xa,... hướng tới mục tiêu tạo ưu thế lai. Vậy hiện nay, ngoài cây đậu nành, còn có những vật nuôi, cây trồng nào được tạo ra bằng các phương pháp lai hữu tính được áp dụng trong đời sống, sản xuất? Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó, chúng ta cùng vào - Bài 12. Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái quát về lai hữu tính trong chọn, tạo giống
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm, ứng dụng của lai hữu tính trong chọn, tạo giống.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin SGK SGK tr.72 và tìm hiểu khái quát về lai hữu tính trong chọn, tạo giống.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, ý nghĩa và một số phép lai cơ bản trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS trong lớp hoạt động theo cặp, tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: (1) Lai hữu tính là gì? (2) Tại sao lai hữu tính là phương pháp cơ bản được sử dụng trong chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi? (3) Có những nhóm phép lai nào trong chọn, tạo giống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung SGK tr.72 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | - Khái niệm: Lai hữu tính là quá trình tạo ra một cá thể mới kết hợp được vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính. - Ý nghĩa: Lai hữu tính cho phép tạo ra số lượng rất lớn các biến dị tổ hợp. Đây là nguyên nhân cho chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi. - Một số phép lai cơ bản thường được sử dụng: + Phép lai nhằm tạo dòng thuần: tự thụ phấn, giao phối cận huyết; + Phép lai nhằm tạo ưu thế lai: lai thuận nghịch, lai xa,...
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN 6. TIẾN HÓA
CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
BÀI 15: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được các bằng chứng tiến hóa: bằng chứng hóa thạch, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn như xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, xác định danh tính nạn nhân,...
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được các bằng chứng tiến hóa: bằng chứng hóa thạch, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát thế giới để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề xác định quan hệ huyết thống, sử dụng DNA để tìm dấu vết tội phạm,...
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Thông qua việc tìm hiểu về các bằng chứng tiến hoá, HS nhận thấy được thế giới sinh vật đều bắt nguồn từ tổ tiên chung, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với thiên nhiên, cây cỏ, động vật xung quanh vì chúng cũng có chung tổ tiên với con người; bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người với con người,...
- Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, tỉ mẩn.
- Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu các bằng chứng tiến hoá, HS nhận thấy được mối quan hệ loài người với các sinh vật xung quanh, từ đó hình thành và nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Hình ảnh minh họa 15.1 - 15.4 và một số hình ảnh về các bằng chứng tiến hóa trong thực tiễn.
- Video về tiến hóa: https://youtu.be/c8gi0mFHtws
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.
- Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, video,... về một số bằng chứng tiến hóa trong thực tiễn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của tiến hóa.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video: “Tiến hóa mang vai trò quan trọng như thế nào?”, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
- Đoạn video đề cập đến quá trình nào?
- Theo nội dung của đoạn video, sự khác biệt giữa các sinh vật là do đâu? Chúng ta có thể tìm ra tổ tiên của một sinh vật như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
- Đoạn video đề cập đến quá trình tiến hóa.
- Sự khác biệt giữa các sinh vật do thông tin lưu trữ trong DNA ở mỗi loài là khác nhau. Chúng ta có thể tìm ra tổ tiên của một sinh vật thông qua các bằng chứng tiến hóa.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Con người luôn có xu hướng tìm hiểu về nguồn gốc của thế giới sinh vật. Để giải thích sự hình thành và phát triển của thế giới sinh vật, con người đã đưa ra các quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vậy quan điểm nào đúng? Quan điểm nào chưa đúng? Thực sự các sinh vật đã hình thành và phát triển như thế nào? Những vấn đề đó sẽ được được trả lời sau khi nghiên cứu nội dung phần tiến hóa. Chúng ta cùng vào bài đầu tiên trong phần này - Bài 15. Bằng chứng tiến hóa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bằng chứng tiến hóa
a. Mục tiêu: Trình bày được một số bằng chứng tiến hóa: bằng chứng hóa thạch, giải phẫu học so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin SGK tr.89 - 92, quan sát hình 15.1 - 15.4 và tìm hiểu về Các bằng chứng tiến hóa: bằng chứng hóa thạch, giải phẫu học so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.
c. Sản phẩm học tập: Các bằng chứng tiến hóa: bằng chứng hóa thạch, giải phẫu học so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS. - GV yêu cầu HS các nhóm nghiên cứu SGK tr.89 - 92, quan sát hình 15.1 - 15.4 và tìm hiểu về các bằng chứng tiến hóa: bằng chứng hóa thạch, giải phẫu học so sánh, tế bào học và sinh học phân tử theo bảng 1 (Đính kèm dưới hoạt động). - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: (1) Quan sát và cho biết đặc điểm chung của các hóa thạch trong hình 15.1. (2) Quan sát hình 15.3, cho biết điểm tương đồng trong hình thái và giải phẫu chi trước hoặc cánh của một số nhóm động vật. (3) Công nghệ DNA tái tổ hợp cho phép biến nạp gene insulin của người vào tế bào E.coli. Dù không có các enzyme, RNA, amino acid của người, vì sao E.coli tái tổ hợp có thể tổng hợp được insulin của người? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung SGK, quan sát hình 15.1 - 15.2 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trình bày. - HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các câu trả lời của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | Bảng 1. Các bằng chứng tiến hóa - Đính kèm dưới hoạt động
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 13: Di truyền học quần thể
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 14: Di truyền học người
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài Ôn tập Phần 5
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 15: Bằng chứng tiến hóa
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1)
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 18: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 2)
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 19: Sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất và hình thành loài người
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài Ôn tập Phần 6
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 21: Sinh thái học quần thể
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 22: Sinh thái học quần xã
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 23: Hệ sinh thái
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 24: Chu trình sinh - địa - hoá và Sinh quyển
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 26: Phát triển bền vững
- Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài Ôn tập Phần 7
BÀI 13: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
(17 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả các
A. kiểu gene trong quần thể.
B. gene trong một cá thể.
C. allele có trong quần thể.
D. allele của một gene trong quần thể.
Câu 2: Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở
A. tần số allele và thành phần kiểu gene.
B. tỉ lệ giới tính của quần thể.
C. mật độ cá thể của quần thể.
D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 3: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ quần thể.
B. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
D. tần số allele và tần số kiểu gene.
Câu 4: Định luật Hardy - Weinberg phản ánh
A. trạng thái động của quần thể.
B. sự mất ổn định của tần số allele trong quần thể.
C. sự ổn định của tần số allele trong quần thể.
D. trạng thái cân bằng của quần thể.
Câu 5: Điều luật cấm kết hôn gần dựa trên cơ sở di truyền nào?
A. Ngăn cản tổ hợp allele trội làm thoái hóa giống.
B. Hạn chế dị tật do allele lặn gây ra.
C. Đảm bảo luân thường đạo lí làm người.
D. Thực hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Câu 6: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử trội, tăng gần kiểu gene đồng hợp tử lặn.
B. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gene đồng hợp tử trội.
C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử.
D. Tăng dần kiểu gene đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ở một quần thể đậu Hà Lan, xét một gene có hai allele (A và a), tần số allele A là 0,9. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là
A. 0,81.
B. 0,01.
C. 0,1.
D. 0,9.
Câu 2: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
0,2XAY : 0,3XaY : 0,2XAXA : 0,2XAXa : 0,1XaXa
Tần số tương đối của các allele A và a trong quần thể lần lượt là
A. 1/2 và 1/2.
B. 8/15 và 7/15.
C. 1/3 và 2/3.
D. 7/15 và 8/15.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 14: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
(14 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Di truyền học người là
A. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và tiến hóa ở người.
B. ngành khoa học nghiên cứu về sự biến dị và tiến hóa ở người.
C. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và biến dị ở người.
D. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và ứng dụng ở người.
Câu 2: Phương pháp nào chữa bệnh di truyền bằng cách thay thế gene gây bệnh trong cơ thể người bệnh bằng gene bình thường, sau đó nuôi cấy tế bào đã được thay thế gene rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân?
A. Liệu pháp gene.
B. Đột biến gene.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Nuôi cấy tế bào.
Câu 3: Phương pháp nào sau đây nghiên cứu các đặc điểm về số lượng, hình dạng, kích thước NST của bộ NST bình thường cũng như bộ NST bất thường ở người?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu nhiễm sắc thể người.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng về bộ NST đồ (karyotype) trong hình dưới đây?
A. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới bình thường.
B. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới bình thường.
C. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới mắc hội chứng Down.
D. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới mắc hội chứng Down.
Câu 2: Ở người, tính trạng tóc xoăn là trội hoàn toàn so với tính trạng tóc thẳng. Một gia đình có bố, mẹ tóc xoăn đã sinh ra hai người con, trong đó có một người con gái tóc thẳng. Phả hệ nào sau đây phản ánh đúng sự di truyền tính trạng dạng tóc ở gia đình này?
Ghi chú:
: Nam, nữ tóc xoăn
: Nam, nữ tóc thẳng
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketon niệu ở người?
A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
C. Cho chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích DNA.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án sinh học 12 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Sinh học 12 cánh diều, bài giảng kì 2 môn Sinh học 12 cánh diều, tài liệu giảng dạy Sinh học 12 cánh diều