Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Sinh học 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Tech12h

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Có các loại nhân tố sinh thái nào?

A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.

D. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 2. Quần xã sinh vật là

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

C. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Câu 3. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số allele của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene, qua đó làm thay đổi tần số allele của quần thể. 

C. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể.

D. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số allele mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.

Câu 4. Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là

A. Biến động số lượng.

B. Biến động cấu trúc.

C. Biến động di truyền. 

D. Biến động kích thước.

Câu 5: Một ví dụ về quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong quần xã là:

A. Cây thân gỗ mọc cạnh nhau.

B. Cây tầm gửi bám vào cây gỗ.

C. Một con rắn ăn thịt một con chuột.

D. Tảo giáp gây độc cho cá và tôm.

Câu 6. Mục tiêu chính của phát triển bền vững là:

A. Tăng trưởng kinh tế bất chấp môi trường

B. Đảm bảo chất lượng cuộc sống hiện tại và tương lai

C. Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên

D. Tập trung phát triển đô thị

Câu 7. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Sâu ăn lá lúa.

B. Ánh sáng.

C. Chim sâu.

D. Cây lúa.

Câu 8. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?

A. Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ đệ tứ.

B. Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

C. Phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng.

D. Ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.

Câu 9. Ý nghĩa sinh học của thí nghiệm của Miller - Urey là gì?

A. Xác định được nguồn gốc của các nguyên tố hóa học.

B. Cung cấp bằng chứng cho thuyết tiến hóa hiện đại.

C. Chứng minh sự hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ trong điều kiện giả định của Trái Đất nguyên thủy.

D. Chứng minh sự sống bắt nguồn từ ngoài Trái Đất.

Câu 10. Trong một hệ sinh thái rừng nhiệt đới, tảo tảo giáp phát triển mạnh mẽ và gây ra hiện tượng "thuỷ triều đỏ". Đây là một ví dụ của quan hệ:

A. Ức chế - cảm nhiễm.

B. Cạnh tranh.

C. Cộng sinh.

D. Hội sinh.

Câu 11: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

A. Tăng dần đều.

B. Đường cong chữ J.

C. Giảm dần đều.

D. Đường cong chữ S.

Câu 12: Một loài thực vật sống trong rừng nhiệt đới bị tấn công bởi một loài sâu ăn lá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong quần xã như thế nào?

A. Làm giảm sự đa dạng sinh học trong rừng.

B. Tăng cường sự phát triển của các loài ăn sâu.

C. Làm thay đổi cấu trúc các chuỗi thức ăn trong rừng.

D. Không có ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái.

Câu 13: Nếu khí quyển nguyên thủy chứa nhiều O2 tự do, thí nghiệm của Miller có thể KHÔNG thành công vì:

A. O2 phản ứng với nước tạo axit mạnh phá hủy chất hữu cơ

B. O2 ngăn cản phản ứng hình thành phân tử đơn giản

C. O2 oxi hóa các chất hữu cơ mới hình thành

D. O2 tạo thành hợp chất độc hại không phù hợp cho sự sống

Câu 14. Loài cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Đối với loài cá này, nhiệt độ 5,6°C được gọi là

A. giới hạn dưới về nhiệt độ.

B. khoảng chống chịu.

C. khoảng thuận lợi.

D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Câu 15. Khi kích thước quần thể tăng cao vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, hiện tượng sinh thái nào có thể xảy ra?

A. Phân bố ngẫu nhiên

B. Di cư hoặc chết hàng loạt

C. Phân bố đồng đều

D. Phân bố theo nhóm

Câu 16. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.

B. ức chế - cảm nhiễm.

C. cộng sinh.

D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 17. Giả sử sao Hỏa có điều kiện môi trường tương tự Trái Đất nguyên thủy, để kiểm nghiệm khả năng hình thành chất hữu cơ, nhóm nghiên cứu cần mô phỏng thí nghiệm với yếu tố nào là không thể thiếu?

A. Nhiệt độ thấp để tránh phá vỡ hợp chất mới

B. Sự có mặt của oxi để kích thích phản ứng hóa học

C. Cung cấp năng lượng như tia tử ngoại hoặc phóng điện

D. Khí CO₂ để tạo chuỗi carbon dài

Câu 18. Hành động nào sau đây không góp phần bảo tồn đa dạng sinh học?

A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên

B. Phá rừng làm nương rẫy

C. Nuôi sinh vật quý hiếm trong vườn quốc gia

D. Giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Quan sát  một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.

 Tech12h

Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai khi nói về lưới thức ăn này?

a. Loài C là sinh vật tiêu thụ bậc 2

b. Loài B, E, G được xếp cùng bậc dinh dưỡng 

c. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn. 

d. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể. 

Câu 2. Trong suốt quá trình tiến hóa, các sinh vật đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những sinh vật đơn bào đến các loài sinh vật đa bào phức tạp. Các nhận định sau đây đúng hay sai?

a. Quá trình quang hợp của vi khuẩn chỉ xảy ra trong môi trường có oxy.

b. Vi khuẩn quang hợp cổ đại không có vai trò gì trong việc thay đổi khí quyển.

c. Sự xuất hiện của vi khuẩn quang hợp cổ đại đã làm tăng oxy trong khí quyển.

d. Vi khuẩn quang hợp cổ đại là một dạng sinh vật đơn bào.

Câu 3. Xét các yếu tố sau đây về yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể.

a) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

b) Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .

c) Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

d) Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Câu 4. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, các khẳng định sau đây đúng hay sai?

a) Các hoá thạch cổ sinh vật có thể chứng minh sự tồn tại của các loài sinh vật trong quá khứ.

b) Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy các loài gần nhau có sự giống nhau về cấu trúc gene.

c) Các giống loài sống hiện nay có cấu trúc cơ thể tương đối giống nhau, cho thấy chúng không có sự tiến hóa.

d) Sự phân bố địa lý của các loài không thể chứng minh sự tiến hóa từ tổ tiên chung.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.

2. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

3. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.

4. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.

Thứ tự đúng là:

Câu 2: Cho chuỗi thức ăn: Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim bói cá.

Trong đó sinh vật ăn giáp xác là sinh vật tiêu thụ bậc___________

Câu 3. Homo sapiens (loài người hiện đại) xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu triệu năm?

Câu 4. Mật độ của quần thể được tính bằng bao nhiêu nếu có 600 cá thể sinh vật sống trên diện tích 3 ha?

Câu 5: Có bao nhiêu tượng sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?

(1) Tự tỉa cành ở thực vật.

(2) Ăn thịt đồng loại.

(3) Cạnh tranh sinh học cùng loài.

(4) Quan hệ cộng sinh.

(5) Ức chế cảm nhiễm.

Câu 6. Cho các hoạt động sau:

(1). Giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và các loài sinh vật.

(2). Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái.

(3). Không tiêu thụ, khai thác các loài sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.

(4). Khai thác triệt để đối với một số loài sinh vật có số lượng cá thể tăng quá cao.

(5). Giảm chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. 

Các hoạt động là biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học ở các khu sinh học:

 (Ghi thứ tự các biện pháp từ nhỏ đến lớn, VD: 123, 234, 125…)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 12 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay