Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 23: Hệ sinh thái
Giáo án bài 23: Hệ sinh thái sách Sinh học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 23: Hệ sinh thái
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 23: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái trên cạn, dưới nước) và các hệ sinh thái nhân tạo.
Phân tích được quá trình trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái, bao gồm:
Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.
Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái.
Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái.
Phân biệt được các dạng tháp sinh thái. Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.
Giải thích được ý nghĩa của nghiên cứu hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái trong thực tiễn.
Phân tích được sự biến động của hệ sinh thái, bao gồm:
Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái.
Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Phân tích được diễn thế sinh thái ở một hệ sinh thái tại địa phương. Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đó.
Nêu được một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầu; sự phì dưỡng; sa mạc hoá. Giải thích được vì sao các hiện tượng đó vừa tác động đến hệ sinh thái, vừa là nguyên nhân của sự mất cân bằng của hệ sinh thái.
Thiết kế được hệ sinh thái thuỷ sinh hoặc hệ sinh thái trên cạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề bảo vệ và phát triển hệ sinh thái.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái trên cạn, dưới nước) và các hệ sinh thái nhân tạo.
Phân tích được quá trình trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái.
Phân tích được sự biến động của hệ sinh thái.
Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá; thiết kế được hệ sinh thái thuỷ sinh hoặc hệ sinh thái trên cạn.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: đề xuất một số biện pháp đơn giản giúp bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái ở địa phương.
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vận dụng các kiến thức phần trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái để giải thích ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái trong thực tiễn cũng như bảo vệ các hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh vật.
HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: đề xuất một số biện pháp đơn giản giúp bảo vệ môi trường sống và ngăn chặn chặt phá rừng, hiện tượng phì dưỡng, sa mạc hóa ở địa phương, sự biến đổi khí hậu và nóng lên của toàn cầu.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.
Máy tính, máy chiếu.
Phiếu học tập.
Hình 23.1 - 23.12/các hình ảnh về thành phần cấu trúc hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, sơ đồ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái, các diễn thế sinh thái.
Video về các hệ sinh thái trên Trái Đất, diễn thế sinh thái, sự ấm lên toàn cầu,...
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.
Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi về hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video: “Cháy rừng ở Australia năm 2020”, yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau:
Theo em, rừng có phải là một hệ sinh thái hay không? Giải thích.
Rừng sau khi bị cháy rụi có tái sinh lại được hay không? Nếu có, quá trình tự tái sinh đó sẽ diễn ra như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 23. Hệ sinh thái.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hệ sinh thái
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên (hệ sinh thái trên cạn, dưới nước) và các hệ sinh thái nhân tạo.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin SGK và tìm hiểu về Khái quát về hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Khái quát về hệ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi: (1) Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái bao gồm những thành phần cấu trúc nào? (2) Nêu tiêu chí để phân biệt hệ sinh thái tự nhiên khác với hệ sinh thái nhân tạo. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK: (1) Quan sát hình 23.1, kể tên một số nhóm sinh vật trong quần xã và nhân tố vô sinh. (2) Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, gợi ý HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các câu trả lời HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ SINH THÁI 1. Khái niệm và cấu trúc hệ sinh thái - Khái niệm: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định gồm quần xã sinh vật và các nhân tố vô sinh có tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian xác định. - Cấu trúc: + Quần xã sinh vật bao gồm các sinh vật sản xuất (thực vật, tảo,...), sinh vật tiêu thụ (động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt,...) và các sinh vật phân giải (nấm, vi khuẩn,...). + Môi trường vô sinh (các nhân tố vô sinh) của quần xã gồm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng,...), các chất vô cơ (nước, oxygen, carbon dioxide, chất khoáng nitrogen, phosphorus,...), các chất hữu cơ (carbohydrate, protein, lipid,... từ xác sinh vật hoặc các vật chất rơi rụng, bài tiết),... + Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh trong môi trường. 2. Phân loại hệ sinh thái - Dựa vào nguồn gốc tạo thành, các hệ sinh thái được chia thành: + Hệ sinh thái tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên. + Hệ sinh thái nhân tạo do con người xây dựng. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
a. Mục tiêu: Phân tích được quá trình trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái, bao gồm:
Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.
Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái.
Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái, tháp sinh thái.
Phân biệt được các dạng tháp sinh thái. Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.
Giải thích được ý nghĩa của nghiên cứu hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin SGK và tìm hiểu Trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm (4 - 6 HS) thực hiện nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin trong SGK về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng để hoàn thành bảng dưới đây. - GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi: 1. Quan sát và vẽ ít nhất hai chuỗi thức ăn có trong hình 23.5. 2. Xác định ít nhất một loài là mắt xích chung của các chuỗi thức ăn. 3. Dựa vào thông tin ở hình 23.6, hãy mô tả khái quát dòng năng lượng đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái. 4. Phân biệt các dạng tháp sinh thái. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu nội dung SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, gợi ý HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trả lời. 1. Tảo → Cá rutilut → Cá hồi; Tảo → Ấu trùng ruồi → Côn trùng ăn thịt → Cá hồi. 2. Tảo (hoặc ấu trùng ruồi, cá hồi,...) là mắt xích chung của các chuỗi thức ăn. - Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các câu trả lời HS. - GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | II. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 1. Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng Bảng 1 - Đính kèm dưới hoạt động 2. Sự chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng - Năng lượng ánh sáng (đầu vào) được chuyển hoá vào sinh vật sản xuất thành hoá năng. - Năng lượng (hoá năng) được truyền qua các sinh vật do tiêu thụ. - Một phần hoá năng dạng vụn hữu cơ được sinh vật sử dụng và truyền sang sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn. - Năng lượng mất đi từ các bậc dinh dưỡng dưới dạng nhiệt (đầu ra). 3. Hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái - Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng được chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng. - Tháp sinh thái là cấu trúc hình tháp biểu diễn sản lượng, sinh khối hoặc số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. + Tháp năng lượng biểu thị mức năng lượng (sản lượng) ở các bậc dinh dưỡng. + Tháp sinh khối biểu thị mức sinh khối ở các bậc dinh dưỡng. + Tháp số lượng biểu thị số lượng (mật độ) ở các bậc dinh dưỡng.
|
Bảng 1. Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng
Tiêu chí | Chuỗi thức ăn | Lưới thức ăn | Bậc dinh dưỡng |
Khái niệm |
|
|
|
Ví dụ |
|
|
|
Hướng dẫn trả lời Bảng 1:
Bảng 1. Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng
Tiêu chí | Chuỗi thức ăn | Lưới thức ăn | Bậc dinh dưỡng |
Khái niệm | Là chuỗi các sinh vật được sắp xếp theo thứ tự chuyển hóa năng lượng hoặc dinh dưỡng bắt đầu với sinh vật sản xuất và kết thúc với sinh vật tiêu thụ. | Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái có liên kết với nhau thông qua các mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. | Là thứ tự của các sinh vật trong chuỗi thức ăn, các sinh vật được sắp xếp theo bậc từ thấp đến cao. |
Ví dụ | Cây ngô à sâu ăn lá ngô à chim ăn sâu. | Cây ngô à sâu ăn lá ngô à chim ăn sâu à gà à cáo. | Ở chuỗi thức ăn: Cây ngô à sâu ăn lá ngô à chim ăn sâu. Cây ngô: bậc dinh dưỡng 1. Sâu ăn lá ngô: bậc dinh dưỡng 2. Chim ăn sâu: bậc dinh dưỡng 3. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự biến động của hệ sinh thái
a. Mục tiêu: Phân tích được sự biến động của hệ sinh thái, bao gồm:
Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái.
Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Phân tích được diễn thế sinh thái ở một hệ sinh thái tại địa phương. Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái đó.
Nêu được một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầu; sự phì dưỡng; sa mạc hoá. Giải thích được vì sao các hiện tượng đó vừa tác động đến hệ sinh thái, vừa là nguyên nhân của sự mất cân bằng của hệ sinh thái.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin SGK và tìm hiểu Sự biến động của hệ sinh thái.
c. Sản phẩm học tập: Sự biến động của hệ sinh thái.
d. Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều