Trắc nghiệm đúng sai Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Tin học 11 Tin học ứng dụng Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức
BÀI 13. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 1: Một trung tâm âm nhạc lưu trữ thông tin các bản nhạc, ca sĩ và bản thu âm theo mô hình quan hệ. Dưới đây là hai bảng dữ liệu liên quan.
BẢNG BẢN NHẠC |
MaBanNhac |
TenBanNhac |
MaCaSi |
BẢNG BẢN THU |
MaBanThu |
TenBanThu |
NgayThu |
BẢNG CA SĨ |
MaCaSi |
TenCaSi |
Dưới đây là các nhận định về khoá chính, khoá ngoài và mối liên kết giữa các bảng.
a. Trường MaBanNhac trong bảng Bản nhạc có thể làm khoá chính.
b. Trường MaCaSi trong bảng Bản nhạc là khoá ngoài liên kết tới bảng Ca sĩ.
c. Trường TenCS có thể làm khoá chính trong bảng Ca sĩ.
d. Trường MaCaSi không thể làm khóa chính cho bảng Ca sĩ.
Đáp án:
- A, B, D đúng
- C sai
Câu 2: Cơ sở dữ liệu điểm thi tiếng Anh tại một trung tâm lưu trữ dữ liệu theo bảng sau.
SBD | Họ và tên | Giới tính | Ngày sinh | Điểm | Mã kỳ thi |
1 | Phan Việt An | Nam | 17/10/2005 | 6,25 | A1001 |
2 | Trần Duy Anh | Nam | 11/09/2004 | 8,00 | A1001 |
4 | Bùi Thị Hương | Nữ | 20/03/2006 | 9,50 | A1001 |
5 | Đỗ Hồng Hoa | Nữ | 15/09/2005 | 7,75 | A1001 |
Hãy đọc kỹ bảng và xác định các nhận định về kiểu dữ liệu và cách tổ chức trường.
a. Trường SBD có thể chọn kiểu số nguyên.
b. Trường điểm có kiểu logic (true/false) vì chỉ dùng để phân loại đạt hay không.
c. Trường giới tính có thể lưu dưới dạng logic (Nam = 1, Nữ = 0).
d. Trường ngày sinh cần được lưu theo kiểu ngày tháng chuẩn.
Câu 3: Một cơ sở dữ liệu học tập có bảng Hocsinh gồm các trường: hoten, soCCCD, soThe, ngaysinh, diachi. Giáo viên muốn đảm bảo mỗi học sinh có một định danh duy nhất. Dưới đây là một số nhận định về khoá chính cho bảng này.
a. Có thể chọn số thẻ học sinh (soThe) làm khoá chính.
b. Nếu số CCCD là duy nhất và ổn định, nó có thể làm khoá chính.
c. Họ tên và địa chỉ có thể dùng làm khoá chính vì mỗi học sinh có thể khác nhau.
d. Nên chọn trường ngắn gọn, ít trùng lặp để làm khoá chính.
Câu 4: Xét cơ sở dữ liệu gồm ba bảng:
Hocsinh (soThe, hoten),
Monhoc (maMon, tenMon),
Diem (soThe, maMon, nam, hocky, loaidiem, diemSo).
Dưới đây là các nhận định liên quan đến khoá chính và khoá ngoài trong các bảng.
a. Trường soThe trong bảng Diem là khoá ngoài liên kết tới bảng Hocsinh.
b. Khoá chính của bảng Diem có thể là tổ hợp các trường: soThe, maMon, nam, hocky, loaidiem.
c. Trường tenMon có thể dùng làm khoá chính trong bảng Monhoc.
d. Trường maMon trong bảng Diem là khoá ngoài liên kết tới bảng Monhoc.
Câu 5: Một cơ sở dữ liệu âm nhạc gồm bảng Nhacsi (Aid, TenNS) và bảng Bannhac (Mid, Aid, TenBN). Dưới đây là các phát biểu về khoá chính và liên kết giữa hai bảng.
a. Aid trong bảng Bannhac là khoá chính.
b. Mid là khoá chính trong bảng Bannhac.
c. Aid là khoá ngoài trong bảng Bannhac, liên kết với bảng Nhacsi.
d. Có thể liên kết bảng Bannhac với bảng Nhacsi theo khoá Aid để truy xuất tên nhạc sĩ.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ