Trắc nghiệm đúng sai Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Tin học 11 Tin học ứng dụng Bài 11: Cơ sở dữ liệu sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng tin học ứng dụng kết nối tri thức

BÀI 11. CƠ SỞ DỮ LIỆU

Câu 1: Dưới đây là bảng điểm môn Toán và bảng điểm lớp học được ghi chép thủ công trên giấy. Học sinh Nguyễn Kì Duyên có điểm cuối kì là 9 trong bảng điểm môn Toán, nhưng trong bảng điểm lớp học lại ghi là 8. Việc lưu trữ dữ liệu như vậy có thể gây ra lỗi không nhất quán. Hãy xác định các phát biểu đúng về yêu cầu đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.

Họ và tên

Điểm 15 phút

Điểm 45 Phút

Điểm cuối kỳ

Nguyễn Kì Duyên

6

8

8

Nguyễn Văn Ba

9

8

7

a. Tính nhất quán dữ liệu yêu cầu các giá trị giống nhau phải được lưu trữ thống nhất ở mọi nơi có liên quan.

b. Ghi trùng lặp điểm ở nhiều bảng khác nhau không gây ảnh hưởng nếu được kiểm tra kỹ.

c. Nếu cùng một dữ liệu bị ghi sai lệch giữa hai bảng, tính nhất quán dữ liệu bị vi phạm.

d. Việc sử dụng máy tính để tự động tạo bảng điểm lớp từ bảng điểm môn giúp giảm rủi ro mất tính nhất quán.

Đáp án:

- A, C, D đúng

- B sai

Câu 2: Trong quá trình lưu trữ và khai thác dữ liệu điểm môn học, người ta dùng tệp văn bản để lưu danh sách lớp học và bảng điểm. Khi thay đổi cách ghi dữ liệu trong tệp, các chương trình xử lý dữ liệu cũng cần chỉnh sửa theo. Điều này phản ánh sự phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu. Dưới đây là một số phát biểu liên quan đến tính độc lập dữ liệu trong CSDL.

a. Khi phần mềm phải sửa đổi mỗi khi thay đổi dữ liệu, chứng tỏ thiếu tính độc lập dữ liệu.

b. Tính độc lập dữ liệu giúp giảm công sức sửa phần mềm khi thay đổi cấu trúc lưu trữ.

c. Cần viết chương trình thật chi tiết theo từng dòng dữ liệu để đảm bảo tính độc lập.

d. CSDL được thiết kế có tính độc lập cao sẽ dễ dàng thích ứng với các thay đổi về nội dung và cấu trúc.

Câu 3: Khi lập trình mô đun “Lập bảng điểm” từ dữ liệu bảng điểm môn học, nếu các dữ liệu đầu vào không tuân thủ định dạng chuẩn hoặc bị trùng lặp nhiều lần ở các bảng khác nhau, sẽ khó tạo được báo cáo chính xác. Bảng dưới đây mô tả dữ liệu điểm được ghi nhận theo hai cách, một cách có cấu trúc rõ ràng, một cách không có cấu trúc. Hãy xem các phát biểu dưới đây và chọn ra những ý thể hiện đúng yêu cầu về tính cấu trúc và không dư thừa trong CSDL.

Cách ghi dữ liệu

Ví dụ

Không có cấu trúc

Nguyễn Kì Duyên: 7 điểm TX, 8 điểm GK, 9 điểm CK

Có cấu trúc

Nguyễn Kì Duyên, 7, 8, 9

a. Việc lưu dữ liệu theo cấu trúc hàng – cột rõ ràng sẽ thuận tiện hơn cho xử lý và truy xuất.

b. Cần ghi lại đầy đủ dữ liệu đã có ở nhiều bảng để đảm bảo an toàn khi mất dữ liệu gốc.

c. Dữ liệu có thể suy ra từ bảng điểm môn học (như điểm trung bình) thì không cần lưu trữ thêm.

d. Mỗi dòng dữ liệu cần tuân theo định dạng thống nhất để các mô đun phần mềm dễ xử lý.

Câu 4: Dưới đây là một ví dụ: CSDL bảng điểm được tổ chức với các cột điểm theo đúng chuẩn (điểm thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ), giới hạn điểm từ 0 đến 10. Hãy xác định các phát biểu đúng về tính toàn vẹn dữ liệu.

a. Điểm âm hoặc lớn hơn 10 nếu được nhập vào sẽ làm sai lệch thông tin và vi phạm tính toàn vẹn.

b. Các ràng buộc kiểu dữ liệu và giới hạn giá trị giúp đảm bảo tính toàn vẹn trong CSDL.

c. Mọi giá trị dữ liệu trong bảng đều hợp lệ miễn là người dùng nhập đúng định dạng.

d. CSDL có tính toàn vẹn cao sẽ giúp dữ liệu phản ánh đúng thực tế và giảm lỗi nhập liệu.

Câu 5: Trong hệ thống quản lý điểm học sinh, chỉ giáo viên bộ môn mới được cập nhật điểm môn học, còn giáo viên chủ nhiệm chỉ được xem. Dữ liệu được sao lưu định kỳ. Hãy chọn các phát biểu đúng về tính bảo mật và an toàn dữ liệu trong tình huống này.

a. Không cần phân quyền truy cập vì giáo viên nào cũng có quyền chỉnh sửa điểm học sinh.

b. Cơ chế phân quyền phù hợp giúp đảm bảo tính bảo mật cho dữ liệu CSDL.

c. Việc sao lưu định kỳ giúp dữ liệu không bị mất khi xảy ra sự cố.

d. Bảo mật dữ liệu chỉ cần thiết với ngân hàng, không cần thiết với điểm số học sinh.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Tin học 11 Tin học ứng dụng Kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay