Trắc nghiệm đúng sai Toán 6 kết nối Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 6 Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 15: QUY TẮC DẤU NGOẶC
Câu 1: Trong các phát biểu sau về quy tắc bỏ dấu ngoặc, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
b) Phép tính (-2) – (-5) có thể viết lại thành -2 + 5
c) Kết quả của 24 – (37 – 15) là 2
d) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các bài toán sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Phép tính 56 – (11 + 28 – 16) có thể vieets lại thành 56 – 11 – 28 + 16
b) -321 + (-29) – 142 – (-72) = -320
c) Kết quả của phép tính [24 + (-37)] – [-37 – (-24)] = 24
d) 232 – (581 + 132 – 331) = -150
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, các số âm trong ngoặc sẽ trở thành số dương.
b) Phép tính -25 – (-10) có thể viết thành -25 + 10
c) 45 – (12 + 18) có thể viết lại thành 45 – 12 + 18
d) (-15) – (-20) = 5
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau về quy tắc bỏ dấu ngoặc, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Kết quả của 10 – (5 – 8) là 13.
b) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, dấu “+” trong ngoặc sẽ được đổi thành dấu “-”.
c) Phép tính (−3) − (−7) − (4) có thể viết lại thành -3 + 7 - 4
d) 45 – (20 – 5) có thể viết lại thành 45 – 20 + 5.
Đáp án:
Câu 5: Trong các bài toán sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) 100 – (45 – 30) có thể viết lại thành 100 – 45 – 30
b) Phép tính -50 – (-25) – (-15) cho kết quả là -10
c) 35 + (-15) – (10 – 5) có thể viết lại thành 35 – 15 – 10 + 5
d) -321 – (-79) = -242
Đáp án:
Câu 6: Trong các bài toán sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là sai:
a) 300 – (150 – [80 – (-20)]) có thể viết lại thành 300 – 150 – 80 + 20.
b) −100 − (−50 − 30) có thể viết lại thành −100 + 50 + 30.
c) Kết quả của (-15) – [(-50) - (20 – (-10)) ) là -90.
d) Kết quả của (-200) – (-100 + 50 – 30) là -120.
Đáp án:
Câu 7: Xét bài toán sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
Một người đang ở độ cao −250 m so với mặt đất. Anh ta leo lên 100 m, rồi lại đi xuống 50m. Sau đó, anh ta leo lên thêm 200 m. Vị trí cuối cùng của anh ta so với mặt đất là:
a) 0 m.
b) 50 m.
c) Vị trí cuối cùng của anh ta được tính bằng (-250 + 100 – 50 +200) = 0 m.
d) Anh ta không thể đi xuống từ -250 m.
Đáp án:
Câu 8: Trong các phép tính sau, đâu là phép tính đúng, đâu là phép tính sai:
a) -400 – [200 – (-100) + (-50)] có thể viết lại thành -400 – 200 + 100 + 50
b) Kết quả của [(-150) – (-50)] – [(-200) + 300 – (-50)] là -450
c) 500 – [300 – (100 – (-50))] có thể viết lại thành 500 – 300 – 100 + 50
d) (-100) – (-50 – 30) – (-20) có thể viết lại thành -100 + 50 + 30 + 20
Đáp án:
Câu 9: Trong các phép tính hỗn hợp sau, đâu là đúng, đâu là sai:
a) (−800) − [(−300 + 200) − (−100)] có thể viết lại thành −800 + 300 − 200 + 100.
b) Kết quả của 1000 − [500 − (−200) + 100 − (−50)] là 850.
c) −700 − [(−400) − (200 − (−100))] có thể viết lại thành −700 + 400 – 200 − 100.
d) (−900) − [300 − (−200 + (−50))] có thể viết lại thành −900 − 300 + 200 + 50.
Đáp án:
Câu 10: Một bài toán thực tế: Một người thợ đang làm việc trong một hầm mỏ ở độ cao −1200 m so với mặt nước biển. Anh ta đi lên 400m, rồi tiếp tục đi xuống thêm 250m. Sau đó, anh ta đi lên 600m nữa.
Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về bài toán trên:
a) Độ cao cuối cùng của anh ta là −450 m.
b) Độ cao cuối cùng của anh ta được tính bằng (−1200 + 400 – 250 + 600) = −450 m
c) Độ cao cuối cùng là −550 m.
d) Sau khi đi lên và đi xuống, anh ta ở vị trí trên mặt nước biển.
Đáp án: