Trắc nghiệm đúng sai Toán 6 kết nối Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 14: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN
Câu 1: Trong các phát biểu sau về phép cộng số nguyên, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Khi cộng hai số nguyên âm, ta cộng giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu “-” trước kết quả.
b) Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 1.
c) Phép cộng số nguyên có tính chất giao hoán.
d) Kết quả của phép tính (-5) + (-10) là 15
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Trong các phát biểu sau về phép trừ số nguyên, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Muốn trừ số nguyên a cho b, ta cộng số đối của b với a.
b) Phép tính 8 – (-3) bằng 11.
c) Kết quả của phép tính (−20) − 10 là 10.
d) Phép tính 5−(−5) cho kết quả bằng 0.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau về tính chất của phép cộng số nguyên, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Phép cộng số nguyên không có tính chất giao hoán.
b) Tính chất kết hợp của phép cộng là: (a + b) + c = a + (b + c)
c) Phép tính (-3) + 5 + (-7) + 5 = 10
d) Phép tính (-7) + (-14) + (-6) = -27
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau về số đối và khoảng cách trên trục số, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Số đối của -7 là 7.
b) Tổng của số 0 và số đối của bất kỳ số nguyên nào luôn bằng 0.
c) Hai số đối nhau luôn nằm cùng phía với điểm 0 trên trục số.
d) Khoảng cách giữa hai số đối nhau trên trục số bằng 1 lần giá trị tuyệt đối của chúng.
Đáp án:
Câu 5: Theo em, trong các phép tính dưới đây, đâu là phép tính đúng, đâu là phép tính sai:
a) 152 + (-73) – (-18) – 127 = 30
b) 35 – (-32) = 67
c) 9 + (-3) + (-10) = 16
d) (-234) + (-546) = -780
Đáp án:
Câu 6: Theo em, trong các phát biểu sau về cộng hai số nguyên, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Khi cộng hai số nguyên khác dấu, kết quả luôn là số dương.
b) (-12) + 15 = 3
c) Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0.
d) (-20) + (-30) = -50
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau về số đối và phép cộng, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Số đối của -4 là 4.
b) Tổng của 10 + (−10) là 10.
c) Phép tính (−25) + 25 luôn cho kết quả bằng 0.
d) Số 0 không có số đối.
Đáp án:
Câu 8: Trong các phát biểu sau về tính chất của phép cộng, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Phép cộng số nguyên không có tính giao hoán.
b) Phép tính (5 + (-2)) + (-8) = 5 + ((-2) + (-8)).
c) Kết quả của phép tính (-6) + (-4) + 10 = -10
d) Phép tính (-50) + 30 + 20 cho kết quả bằng 0.
Đáp án:
Câu 9: Trong các phát biểu sau về ví dụ thực tế với phép cộng và trừ số nguyên, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai:
a) Nhiệt độ -10 tăng thêm 15 thì sẽ là 5
b) Một nhiệt độ là -25 Sau khi tăng thêm 10, nhiệt độ sẽ là −35
c) Một tàu ngầm đang ở độ sâu −250 m so với mực nước biển. Tàu ngầm di chuyển lên 120 m, sau đó lại lặn sâu thêm 90 m. Vị trí hiện tại của tàu ngầm là -200 mét so với mực nước biển.
d) Nhiệt độ bên ngoài của một máy bay khi bay ở độ cao 1000 m là -320C. Khi hạ cánh, nhiệt độ ở sân bay là 350C. Nhiệt độ của máy bay khi ở độ cao 1 000m và khi hạ cánh chênh lệch là 67
Đáp án:
Câu 10: Theo em, đâu là phép tính đúng, đâu là phép tính sai:
a) -25 + 33 + (-13) + 57 - (-63) = -11
b) 152 + (-73) – (-18) – 127 = -30
c) 32 + 81 - (-31) + 78 - 43 – 23 = 156
d) 115 - 123 + 149 - 139 – (-143) - (-1267) = 1214
Đáp án: