Trắc nghiệm đúng sai Toán 6 kết nối Bài 2: Cách ghi số tự nhiên
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Toán 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 2: CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN
Câu 1: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về các quy ước về cách viết số tự nhiên?
a) Các số có từ 4 chữ số trở lên nên tách thành từng nhóm ba chữ số từ phải sang trái.
b) Số La Mã biểu diễn cho số 5 là “VI”.
c) Số tự nhiên nhỏ nhất là số 1.
d) Số 1000 trong hệ thập phân có thể biểu diễn bằng ký hiệu La Mã là “M”.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về cách ghi số tự nhiên bằng số La Mã?
a) Để biểu diễn số 12, ta viết “IX”.
b) Số La Mã biểu diễn cho số 4 là “IV”.
c) “XXVIII” là số 27.
d) Số La Mã không có ký hiệu cho số 0.
Đáp án:
Câu 3: Theo em, đâu là ý đúng, đâu là ý sai về việc viết số tự nhiên thành tổng giá trị các chữ số của nó:
a) 250 = 2 x 100 + 50
b) 25552 = 2 x 10000 + 5 x 1000 + 5 x 100 + 5 x 10 + 2
c) 32009 = 3 x 10000 + 2 x 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 9
d) 54890 = 5 x 1000 + 4 x 1000 + 8 x 100 + 9 x 10
Đáp án:
Câu 4: Em hãy cho biết, đâu là cách đọc đúng, đâu là cách đọc sai về các số La Mã sau:
a) XVII: Mười bảy
b) XX: Hai mươi mốt
c) IXX: Mười chín
d) VIII: Tám
Đáp án:
Câu 5: Cho số 12.
Trong các phát biểu sau đây, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về số trên?
a) Chữ số 1 trong số trên nằm ở hàng chục.
b) Số La Mã biểu diễn số trên: XII.
c) Tổng giá trị của các chữ số trên = 1 x 10 + 2 x 1
d) Chữ số 2 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị = 2 x 1 = 2.
Đáp án:
Câu 6: Cho các số: 27 501; 106 712; 7 110 385; 2 915 404 267.
Em hãy cho biết, đâu là cách đọc đúng, đâu là cách đọc sai các số trên.
a) 27 501: Hai bảy nghìn năm trăm linh một
b) 106 712: Một trăm sáu nghìn bảy trăm mười hai
c) 7 110 385: Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi lăm
d) 2 915 404 267: Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm linh bốn nghìn hai trăm sáu mươi bảy
Đáp án:
Câu 7: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về hệ thập phân:
a) Số 4321 có chữ số hàng nghìn là 3.
b) Số 12345 khi viết tách ra sẽ là 123 45.
c) Mỗi chữ số trong hệ thập phân chỉ có thể thuộc một trong các số từ 0 đến 9.
d) Số tự nhiên lớn nhất có một chữ số là 9.
Đáp án: