Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 11 kết nối Bài 16: Lực tương tác giữa các điện tích
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Vật lí 11 Bài 16: Lực tương tác giữa các điện tích sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
BÀI 16. LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
a) Cọ chiếc vỏ bút lên tóc.
b) Đặt một thanh sắt gần một vật đã nhiễm điện.
c) Đặt một vật gần nguồn điện.
d) Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Đáp án:
a) Đúng | b) Đúng | c) Sai | d) Sai |
Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu là hiện tượng nhiễm điện.
b) Chim thường xù lông về mùa rét là hiện tượng nhiễm điện.
c) Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ sát với len, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
d) Hai thanh thuỷ tinh sau khi cọ sát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Đáp án:
Câu 3: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
b) Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
c) Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
d) Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
Đáp án:
Câu 4: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.
b) Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì không hút mà cũng không đẩy nhau.
c) Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
d) Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ bằng bấc, treo ở một đầu sợi dây thẳng đứng. Quả cầu bằng bấc M bị hút chặt vào quả cầu Q sau đó thì M bị đẩy lệch về phía bên kia.
Đáp án:
Câu 5: Cho hai điện tích và đặt tại hai điểm cố định A và B trong không khí. AB = 10 cm.
a) Cường độ tại điểm M cách A 4cm và cách B 6cm là 192,5.106 V/m.
b) Cường độ tại điểm N cách A 8cm và cách B 6cm là 131,2.106 V/m.
c) Cường độ tại điểm C cách A 8cm và cách B 6cm là 51.107 V/m.
d) Cường độ tại O là trung điểm của AB là 116.106 V/m.
Đáp án:
Câu 6: Một quả cầu khối lượng m = 4g treo bằng một sợi chỉ mảnh. Điện tích của quả cầu là q1 = 2.10-8 C. Phía dưới quả cầu dọc theo phương của sợi chỉ có một điện tích q2. Khoảng cách giữa 2 điện tích là r = 5cm và lực căng dây là T = 5.10-2 N. Xác định điện tích q2 và lực tác dụng giữa chúng, lấy g = 10 m/s2.
a) Hai điện tích q1 và q2 hút nhau.
b) Lực tác dụng giữa chúng là 0,01 N.
c) Điện tích q2 có giá trị là 1,39.10-7 C.
d) Nếu lực căng dây bằng 3,9.10-2 thì q1 và q2 vẫn hút nhau.
Đáp án:
Câu 7: Một quả cầu khối lượng riêng ρ = 9,8.103kg/m3 bán kính R = 1cm tích điện q = -10-6C được treo vào đầu một sợi dây mảnh có chiều dài l = 10cm. Tại điểm treo có đặt một điện tích âm qo = -106C. Tất cả đặt trong đầu có khối lượng riêng D = 0,8.103kg/m3, hằng số điện môi ε = 3. Tính lực căng dây? Lấy g = 10m/s2.
a) Theo đề bài, lực điện tác dụng lên quả cầu sẽ hướng lên vì quả cầu và điện tích q0 cùng dấu nên sẽ đẩy nhau.
b) Lực tác dụng lên quả cầu là 0,25 N.
c) Lực đẩy Acsimet có giá trị là 0,335 N.
d) Lực căng dây cần tìm có giá trị là 0,627 N.
Đáp án:
=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích