Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 11 kết nối Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Vật lí 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức

BÀI 6: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG

Câu 1: Tìm phát biểu đúng, sai. Dao động tắt dần là dao động có:

A. Tần số giảm dần theo thời gian.

B. Cơ năng giảm dần theo thời gian.

C. Biên độ dao động tăng dần theo thời gian.

D. Ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

Đáp án:

A. SaiB. ĐúngC. SaiD. Đúng

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng, sai.

A. Khi không có ma sát con lắc dao động điều hòa với tần số riêng.

B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ có hại.

C. Cơ năng của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

D. Điều kiện xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ.

Đáp án:

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng, sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ thay đổi trong quá trình dao động.

Đáp n:

Câu 4: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng, sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức

B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào lực cản môi trường

D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động

Đáp án:

Câu 5:  Phát biểu nào sau đây là đúng, sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.

B. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

C. Chu kì của dao động cưỡng bức có thể bằng chu kì của dao động riêng.

D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức.

Đáp án:

Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng, sai khi nói về dao động duy trì?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.

B. Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ tuy đổi mà vẫn không làm thay đổi chu kì dao động riêng gọi là dao động duy trì.

C. Trong trò chơi dân gian “đánh đu”, khi người đánh đu làm cho đu dao động với biên độ ổn định thì dao động của hệ lúc đó là dao động duy trì.

D. Trong dao động duy trì thì biên độ và tần số của dao động là thay đổi so với dao động tự do

Đáp án:

Câu 7: Đâu là nhận xét đúng, sai?

A. Sự cộng hưởng luôn có hại trong khoa học, kĩ thuật, đời sống.

B. Trong thực tế mọi dao động là dao động tắt dần.

C. Khi có cộng hưởng, biên độ dao động đạt cực tiểu.

D. Dao động tự do có tần số bằng tần số riêng.

 Đáp án:

=> Giáo án Vật lí 11 kết nối bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 11 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay