Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 6_văn bản 2_người ở bến sông Châu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 2_người ở bến sông Châu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

VĂN BẢN 2: NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Ai là nhân vật chính trong truyện?

A. Chú San

B. Dì Mây

C. Mai

D. Cả A và B.

Câu 2: “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ.”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San, tình huống này là:

A. Trớ trêu

B. Bình thường

C. Rắc rối

D. May mắn

Câu 3: Đối mặt với tình huống chú San đi lấy vợ, tâm trạng của dì Mây như thế nào?

A. Bồn chồn, bứt rứt

B. Tức tưởi, đau khổ

C. Ngỡ ngàng, thảng thốt

C. Tươi vui, rạng rỡ

Câu 4: Đọc đoạn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây:

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo đì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.

A. Dứt khoát, bản lĩnh, nhân hậu

B. Liều lĩnh, kiêu căng, bất cần

C. Nóng nảy, bực tức, nông nổi

D. Uất ức, tức tưởi, dùng dằng

Câu 5: Các chi tiết dưới đây thể hiện điều gì?

- Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau.

- Lúc về mẹ dặn: “Mai. Chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhảy cẫng đi chơi, bỏ dì ngồi một mình.”.

- Mẹ lại bảo: “Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột.”.

A. Mai thiếu sự quan tâm, chăm sóc dì Mây

B. Chú San thờ ơ, lạnh lùng với dì Mây

C. Tình cảm yêu thương sâu nặng của hai chị em gái

D. Tình cảm gần gũi, thắm thiết giữa dì và cháu

Câu 6: Đọc đoạn sau đây và cho biết, vì sao dì Mây khóc?

- Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ, khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!” Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của đì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Chú San vào, bối rồi. Thím Ba bảo: “Tôi hiểu ra rồi. Cứ đề con Mây nó khóc. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ.”.

A. Mệt mỏi, căng thẳng

B. Mừng cháu bé ra đời

C. Thương thân, tủi phận

D. Thương xót đứa bé sinh khó

Câu 7: Ai là tác giả của văn bản “Người ở bến sông Châu”?

A. Sương Nguyệt Minh

B. La Quán Trung

C. Ngô Gia Văn Phái

D. Lê Minh Khuê

Câu 8: Văn bản “Người ở bến sông Châu” thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết chương hồi

B. Tiểu thuyết lịch sử

C. Truyện ngắn

D. Truyện dài

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Sự kiện chính trong phần 1 là gì?

A. Mai nghe thấy tiếng của dì Mây, nhận ra rằng dì Mây chưa chết.

B. Dì Mây về làng đúng ngày chú San - người yêu cũ - cưới vợ

C. Tâm trạng ngổn ngang, giằng xé của dì Mây, chú San và những người thân trong gia đình

D. Cả B và C.

Câu 2: Sự kiện chính trong phần 2 là gì?

A. Dì Mây ra sống ở lều cỏ bên bến sông Châu, phụ giúp người cha chèo đò đưa khách qua sông

B. Tâm trạng buồn tủi của dì Mây, sự quan tâm và tình cảm của mẹ và Mai đối với dì Mây.

C. Dì Mây rủ Mai đi tắm sông, sự kiện này cũng khơi gợi lại những kỉ niệm tươi đẹp hồi xưa.

D. Cả A và B.

Câu 3: Sự kiện chính trong phần 3 là gì?

A. Dì Mây trở lại với nghề y tá, làm việc ở trạm xá xã; cô Thanh - vợ chú San đẻ khó, suýt chết, dì Mây đỡ đẻ, cứu sống cả hai mẹ con.

B. Tâm trạng khổ đau của Dì Mây khi phải quay về với nghề y tá và đặc biệt là sau khi cứu thành công hai mẹ con cô Thanh.

C. Thím Ba xuất hiện, gây ra nhiều sự việc khiến dì Mây phải gặp khó.

D. Cả A và B.

Câu 4: Dưới đây là những sự kiện chính trong phần 4. Sự kiện nào không đúng?

A. Thím Ba chết vì vướng bom bi, dì Mây nhận nuôi thằng Cún - con thím Ba

B. Dì Mây gặp lại chú Quang - người thương binh năm xưa nay về chỉ huy công binh xây cầu qua bến sông Châu

C. Dì Mây từ chối tình cảm của chú Quang, cho rằng chú Quang không thực lòng yêu mình mà chỉ yêu sắc đẹp.

D. Tiếng dì Mây ru thằng Cún lan xa, vang vọng trên bến sông Châu hàng đêm

Câu 5: Đâu là không gian chính mà câu chuyện diễn ra?

A. Không gian sinh hoạt gia đình (nhà ông ngoại và nhà chú San)

B. Không gian sông nước (bến sông, lều cỏ)

C. Không gian chiến trường

D. Cả A và B.

Câu 6: Đâu là thời gian diễn ra câu chuyện?

A. Ngày đầu tiên dì Mây trở về sau chiến tranh

B. Những ngày tháng dì Mây sống ở bến sông Châu

C. Những năm tháng dì Mây chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

D. Cả A và B.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cho đoạn nhận xét về cách xây dựng cốt truyện của văn bản:

“(1) Tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống éo le, rắc rối, khó đoán, bộc lộ rõ hoàn cảnh trớ trêu của các nhân vật mà trung tâm là nhân vật dì Mây - một phụ nữ, người nữ quân y từ chiến trường trở về đúng ngày người yêu đi lấy vợ. (2) Từ tình huống bi thương này, tác giả tái hiện thành công sức mạnh ý chí của dì Mây, biến đau khổ thành thứ có thể gợi lại quá khứ tình yêu của mình và chú San, khiến nhân vật có chiều dày quá khứ; (3) thể hiện được những biến chuyển, đổi thay về thể chất, tinh thần của dì Mây sau một thời gian về ở bến sông Châu; (4) những hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện (ra ở bến sông Châu, phụ giúp cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, đỡ đẻ cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang).

Trong đoạn trên, câu nào hoặc ý nào không đúng?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

Câu 2: Cho đoạn nhận xét sau:

“Các sự kiện tạo thành cốt truyện chủ yếu được sắp xếp theo trật tự thời gian, có xen kẽ một vài đoạn hồi tưởng vừa đủ để tạo sức gợi, cung cấp những thông tin cần thiết về cuộc đời nhân vật (trước khi nhập ngũ, hoàn cảnh bị thương). Cốt truyện có sự vững chắc, kịch tính và các sự kiện chính được liên kết mạch lạc, dễ theo dõi.”

Đoạn trên có điểm nào không đúng?

A. Các sự kiện tạo thành cốt truyện phải là được sắp xếp theo trật tự không gian.

B. Thông tin về cuộc đời nhân vật được nói đến phải là sau khi nhập ngũ và khi lành bệnh.

C. Cốt truyện phải là có tính song hành, các sự kiện phức tạp, đan xen.

D. Đoạn trên không có điểm nào sai.

Câu 3: Diễn biến tâm trạng, thái độ, hành động, quyết định của dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ” cho thấy dì Mây là người thế nào?

A. Có tình cảm da diết, sâu nặng

B. Có ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng

C. Có lòng nhân hậu sâu sắc

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện có ý nghĩa gì?

A. Có tính ẩn dụ, biểu tượng. Dòng sông gợi lên ý nghĩa về dòng đời bí ẩn, nhiều biến động, sóng gió; con đò là hình ảnh tượng trưng cho thân phận con người,…

B. Góp phần phản ánh được tình trạng phát triển của quê hương, đất nước.

C. Là yếu tố chính của cốt truyện, tạo nên cảm xúc cho độc giả, truyền tải những giá trị nhân văn.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật dì Mây vào ngày “dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”:

“Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ: xúc động nghẹn ngào khi được trở về quê hương, gặp người cha ở bến sông (giọng nói: “nghèn nghẹn”; hành động: “nhào xuống đò”); tâm trạng từ đau buồn hoá thành lòng căm phẫn tột cùng (“dì Mây miễn cưỡng trả lời, nhưng trong lòng chất chứa ý chí trả thù chú San.”); khi nói chuyện riêng với chú San: ban đầu, tâm trạng đau khổ, uất ức, (“Dì Mây nuốt nước mắt vào trong: “Bây giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi!””; “Dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ.”); tiếp đó, tâm trạng chuyển từ uất ức, tức tưởi đến thống trách (“Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt.”) …

Hãy nhận xét về đoạn phân tích trên.

A. Đoạn phân tích đã chỉ ra được những điểm chính trong sự thay đổi tâm lí của dì Mây.

B. Đoạn phân tích rất đầy đủ, được trình bày một cách rõ ràng, tách bạch các ý và có ví dụ chứng minh cụ thể.

C. Ý thứ hai (“tâm trạng từ …”) không phản ánh đúng và cả câu trích dẫn cũng sai.

D. Tất cả các câu trích dẫn đều không có sức thuyết phục.

Câu 2: Vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì?

A. Sự tàn khốc của chiến tranh và tấm lòng của con người.

B. Sự tàn khốc của chiến tranh và sự không trung thuỷ của người đàn ông

C. Lòng nhân đạo và vị tha

D. Sự phát triển kinh tế của đất nước đang bị kìm kẹp ở các miền quê

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay