Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Bài 3: Mắc mưu Thị Hến
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Mắc mưu Thị Hến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
BÀI 3: KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNGĐỌC BÀI: MẮC MƯU THỊ HẾN1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Thể loại của tác phẩm “Mắc mưu thị Hến” là?
A. Kịch
B. Tuồng
C. Tiểu thuyết
D. Văn bản
Câu 2: Tác phẩm tiêu biểu của thể loại tuồng truyền thống là?
A. Như những tượng đài
B. Ngược sóng
C. Mắc mưu Thị Hến
D. Vở tuồng
Câu 3: Tuồng là gì?
A. Là thể loại văn học dân gian mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
C. Là loại hình sân khấy cổ truyền Việt Nam
D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức.
Câu 4: Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào?
A. Cuối thế kỉ X
B. Chưa xác minh
C. Đầu thế kỉ I
D. Cuối thế kỉ II
Câu 5: Theo nhiều học giả, tuồng xuất phát từ?
A. Văn hóa dân tộc Việt Nam
B. Âm nhạc Việt Nam
C. Ca vũ dân tộc Việt Nam
D. Kịch của Việt Nam
Câu 6: Lối diễn xuất của tuồng nặng tính?
A. Tính hài
B. Tính buồn
C. Tính lố bịch
D. Tính ước lệ và trình thức
Câu 7: Mỗi loại nhân vật của tuồng lại có một lối diễn khác nhau, chính diện thường như nào?
A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng
B. Gian xảo
C. Láo liên
D. Lươn lẹo, uốn éo
Câu 8: Văn bản được trích từ vở tuồng nào?
A. Xuân Đào cắt thịt
B. Trưng nữ Vương
C. Nghêu sò ốc hến
D. Mộc Quế Anh dâng cây
Câu 9: Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần?
A. 5 phần
B. 4 phần
C. 3 phần
D. 2 phần
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản là gì?
A. Thể hiện cái nhìn châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ
B. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tâm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến
C. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa
D. Tất cả cá đáp án trên
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm trên là?
A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát
B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa
C. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình, miêu tả nhân vật độc đáo
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Không gian của đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến” là?
A. Là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến
B. Là một không gian rộng lớn
C. Là một khoảng vùng rộng
D. Là từ ngoài vườn và trong bếp
Câu 4: Các nhân vật tham gia bao gồm?
A. Nghêu, Thị Hến
B. Đề Hầu, huyện Trìa
C. Cả A và B
D. Không có nhân vật
Câu 5: Thời gian trong đoạn trích là thời gian nào?
A. Khoảng trời tờ mờ sáng
B. Khoảng thời gian trời tăm tối
C. Khoảng thời gian là chiều hoàng hôn
D. Khoảng thời gian giữa trưa
Câu 6: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được cái gì?
A. Cục vàng
B. Thùng gạo
C. Thị Hến
D. Gánh lúa
Câu 7: Nghêu được biết đến là gì?
A. Thầy bói mù
B. Thầy lang bốc thuốc
C. Thầy châm cứu
D. Thầy đỡ đẻ
Câu 8: Khi đủ cả ba người trong nhà thì Thị Hến bày mưu cho cả ba người chui ra, Nghêu từ đâu chui ra?
A. Thùng gạo
B. Sau cửa nhà
C. Gầm giường
D. Dưới đất
Câu 9: Khi đủ cả ba người trong nhà thì Thị Hến bày mưu cho cả ba người chui ra, Đề Hầu từ đâu chui ra?
A. Thúng
B. Sau cửa nhà
C. Gầm giường
D. Dưới đất
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với các nhân vật?
A. Thái độ hài hước
B. Thái độ phê phán, châm biếm
C. Thái độ bình thường
D. Thái độ gắt gỏng
Câu 2: Tác giả đã phơi bày cho chúng ta thấy cái gì?
A. những bộ mặt thân thiện của nhân vật
B. những cái thói tốt đẹp
C. những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát
D. những cái tốt đẹp hiền lành
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Hến là nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn bà góa
B. Là một người khát khao, hạnh phúc
C. Là một người muốn được bảo vệ
D. Tất cả những ý trên
Câu 2: Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến như thế nào?
A. Buổi suy tàn
B. Hạnh phúc
C. Xế chiều
D. Buồn rầu
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Mắc mưu thị hến