Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Bài 1: Thần trụ trời

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 1_Đọc_Thần trụ trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

ĐỌC BÀI: THẦN TRỤ TRỜI (THẦN THOẠI VIỆT NAM)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Tác giả của văn bản “Thần trụ trời” là ai?

A. Dân gian

B. Nguyễn Du

C. Bà huyện Thanh Quan

D. Franz Kafka

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại nào?

A. Tiểu phẩm

B. Kịch

C. Thần thoại

D. Tuồng

Câu 3: Thần thoại là gì?

A. Là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa, ... phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội

B. Là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.

C. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.

D. Là văn kể chuyện, trình bày một chuỗi các sự việc nối tiếp và có liên hệ mật thiết với nhau

Câu 4: Văn học dân gian là gì?

A. Là những tác phẩm văn hoc viết về nhân dân, phục vụ cho nhân dân.

B. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Nhân vật chính trong thể loại thần thoại là

A. Con người.

B. Các vị thần.

C. Các nhân vật anh hùng

D. Các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá

Câu 6: Người kể trong văn bản "Thần trụ trời" kể chuyện theo ngôi thứ mấy?

A.  Ngôi thứ nhất             

B. Ngôi thứ 2              

C. Ngôi thứ 3               

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

Câu 7: Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?

A. Đều là tác phẩm tự sự dân gian.

B. Đều kể về các vị thần.

C. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng.

D. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp

Câu 8: Không gian trong thần thoại là không gian?

A. Là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành 3 cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước

B. Là không gian với bao vì sao

C. Là không gian tươi đẹp

D. Là không gian u buồn

Câu 9: 3 cõi trong không gian thần thoại được chia tách thành?

A. 3 cõi độc lập không liên quan đến nhau

B. 3 cõi luôn dính vào với nhau

C. 3 cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau

D. 3 cõi này luôn luôn thành 3 thế giới riêng biệt

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Cốt truyện thần thoại thường là gì?

A. Là một chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên

B. Là chuỗi sự kiện xoay quanh cuộc sống con người

C. Là chuỗi sự sáng tạo

D. Là chuỗi sự kiện ở con người

Câu 2: Nhân vật trong thần thoại thường là thần có những ưu điểm như thế nào?

A. Không có sức mạnh gì đặc biệt

B. Có sức mạnh nhưng không dùng đến

C. Có sức mạnh phi thường để thực hiện các công việc sáng tạo thế giới hoặc sáng tạo văn hóa

D. Không có sức mạnh nhưng cũng góp phần làm nên thế giới

Câu 3: “Thần trụ trời” là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích cho sự hình thành cái gì?

A. Muôn thú, muôn loài

B. Biển, hồ, sông, núi

C. Con người và thiên nhiên

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Bố cục của tác phẩm “Thần trụ trời” gồm mấy phần?

A. 5 phần

B. 4 phần

C. 3 phần

D. 2 phần

Câu 5: Giá trị nội dung của tác phẩm là?

A. Văn bản lý giải cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ

B. Thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất

C. Cả A và B

D. Không có giá trị nội dung

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?

A. Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

B. Hình tượng nhân vật tiêu biểu

C. Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với thể loại thần thoại

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Các yếu tố không gian của câu chuyện là?

A. Chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người

B. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo

C. Không có yếu tố không gian

D. Cả A và B

Câu 8: Yếu tố thời gian của câu chuyện là?

A. Không có thời gian cụ thể

B. Vào khoảng cuối năm

C. Vào đầu năm

D. Ở giữa năm

Câu 9: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra “Thần trụ trời” là một truyện thần thoại?

A. Nhân vật chính: Thần trụ trời

B. Không gian vũ trụ: “Chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo”; Thời gian: Không xác định cụ thể

C. Cốt truyện: Xoay quanh việc thần Trụ Trời tạo ra trời và đất

D. Tất cả các đáp án trên

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về ai?

A. Về con người

B. Về thiên nhiên

C. Về các vị thần xây dựng thế gian

D. Về cảnh vật

Câu 2: Thần trụ trời xuất hiện trời đất chỉ là?

A. Một vùng tươi sáng

B. Một vùng hỗn độn, tối tăm

C. Một vùng xinh đẹp

D. Một vùng có thiên nhiên hùng vĩ

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Cách kết thúc truyện bằng một bài thơ có nét gì đặc biệt?

A. Không có gì đặc biệt

B. Nhiều nét độc đáo

C. Nhiều nét mang tính thú vị

D. Có những nét hay ho

Câu 2: Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãy phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là?

A. Chân mây

B. Đường xích đạo

C. Chân trời

D. Đường bờ biển

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay