Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Bài 3: Thị Mầu lên chùa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Thị Mầu lên chùa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
BÀI 3: KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNGĐỌC BÀI: THỊ MẦU LÊN CHÙAA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Thể loại của tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” là gì?
A. Kịch
B. Chèo
C. Tuồng
D. Văn bản thông tin
Câu 2: Thể loại chèo là thể loại như thế nào?
A. Là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình
B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
C. Là một bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam từng có một thời kỳ hoàng kim với những vở diễn được đông đảo khán giả đón xem.
D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống
Câu 3: Nghệ thuật chèo được hình thành từ thế kỷ bao nhiêu
A. I
B. II
C. IX
D. X
Câu 4: Các vở chèo nổi tiếng bao gồm?
A. Quan Âm Thị
B. Lưu Bình – Dương Lễ
C. Quả cau
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” được trích xuất trong vở chèo nào?
A. Quan Âm Thị Kính
B. Quả cau
C. Lưu Bình – Dương Lễ
D. Gươm báu truyền ngôi
Câu 6: Quan Âm Thị Kính là một vở chèo như thế nào?
A. Là một vở viết và diễn khá lâu của tác giả, TS Trần Đình Ngôn, khi quyết định dựng vở này tôi nghĩ Dung đã dũng cảm lắm, vì phải làm mới.
B. Là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... vào thế kỉ 20
C. Là một vở chèo hay và đặc sắc
D. Là một vở chèo mang đậm chất buồn
Câu 7: Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc?
A. Thị Mầu mang bầu
B. Thị Kính và Thị Mầu đi chơi
C. Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm
D. Kính Tâm làm việc
Câu 8: Giá trị nội dung của đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” là?
A. Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm
B. Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm
C. Cả A và B
D. Không có giá trị về mặt nội dung
Câu 9: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích là?
A. Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo
B. Nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống hấp dẫn
C. Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc
D. Tất cả các đáp án trên
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Bố cục của tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” là?
A. 5 phần
B. 4 phần
C. 3 phần
D. 2 phần
Câu 2: Thị Kính mấy lần kêu oan với Sùng bà?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 3: Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về chèo?
A. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian.
B. Chèo kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
C. Chèo nảy sinh và được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Lời kêu oan của Thị Kính với ai mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu?
A. Sùng bà
B. Chồng
C. Cha
D. Thiện Sĩ
Câu 5: Tích truyện trong chèo được khai thác từ đâu?
A. Từ truyền thuyết.
B. Từ thần thoại
C. Từ ca dao, dân ca
D. Từ truyện cổ tích và truyện Nôm
Câu 6: Ý nào sau đây nhận định đúng nhất về nội dung của chèo?
A. Chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức hoặc tài năng để mọi người noi theo.
B. Cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ.
C. Châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Khi tìm hiểu kịch bản chèo, cần chú ý yếu tố nào nhiều nhất?
A. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm.
B. Xung đột giữa các nhân vật trong tác phẩm.
C. Các làn điệu chèo được sử dụng trong tác phẩm
D. ý nghĩa đạo đức của tác phẩm.
Câu 8: Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu và trêu ghẹo, cho thấy Thị Mầu là người như thế nào?
A. Ngoan hiền
B. Lễ phép
C. Lẳng lơ, không đoan chính
D. Dịu dàng
Câu 9: Sự ve vãn không có kết quả, Thị Mầu chuyển qua lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào với chú tiểu. Thể hiện rõ ý định gì của Thị Mầu?
A. Thể hiện sự tán tỉnh, lả lơi, không quan tâm đến việc vào lễ Phật, khát khao yêu đương của Thị Mầu.
B. Thể hiện rõ sự dịu dàng, lễ phép
C. Thể hiện được các đặc tính của Thị Mầu
D. Thể hiện được sự ngoan ngoãn
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Người phụ nữ trong thời kì thai nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm cái igf?
A. Thèm chua
B. Thèm cá
C. Thèm đồ mặn
D. Thèm đồ uống ngọt
Câu 2: Nhân vật chú tiểu được hình dung là người như thế nào?
A. Là một người không đàng hoàng
B. Là một người hay trêu hoa
C. Là một người đường hoàng, ngay thẳng
D. Là một người lươn lẹo
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trong các cách sau, Cách nào không được Sùng bà dùng để đối xử với Thị Kính?
A. Xỉa xói, nhục mạ.
B. Khinh rẻ, coi thường
C. Mềm mỏng, đại lượng
D. Lấn lướt, thô bạo
Câu 2: Vì sao Thị Kính lại chịu nỗi oan khuất như vậy?
A. Vì Thị Kính có ý định giết chồng.
B. Vì Thị Kính là người phụ nữ lẳng lơ
C. Vì Thị Kính là người con dâu đanh đá, nanh nọc.
D. Vì gia đình Sùng bà là gia đình giàu sang, quyền quý, Thị Kính là con nhà nghèo hèn.
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Thị màu lên chùa