Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 8_thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Xuân Diệu quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ là một đi không trở lại.

Vì thế, ông luôn lo âu khi thời gian trôi mau, bởi mỗi khắc trôi qua sẽ mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng các cặp từ ngữ đối lập, tương phản “tới – qua”, “non – già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian, khẳng định cho niệm thời gian đặc sắc, mới mẻ của ông. Dưới lăng kính rất riêng của mình, Xuân Diệu nhìn thấy cái kết thúc ngay từ khi mới bắt đầu, sự tàn tạ ngay trong sự phôi thai. Đối diện với sự thật hiển nhiên rằng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt viết nên những câu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào đầy nuối tiếc: “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn là hai thái cực tương phản của cái hữu hạn và vô hạn, nay cái hữu hạn được đẩy lên làm trung tâm càng khiến cho tâm trạng tiếc nuối trước cuộc đời của nhà thơ được tô đậm.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

A. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện

B. Lỗi không tách đoạn

C. Lối thiếu hụt chủ đề

D. Lỗi lạc chủ đề

Câu 2: Đọc đoạn văn ở câu 1 phần Nhận biết. Đâu là cách sửa đúng?

A. Gộp hai đoạn làm một.

B. Tách đoạn từ “Đối diện với …”

C. Mở rộng thêm cho vấn đề được đề cấp đến.

D. Loại bỏ nội dung ở đoạn 2 và thay vào đó là nội dung liên quan đến quan điểm của tác giả.

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

“Cái dữ dội, nguy hiểm của dòng sông còn được nhà văn tạo hình ở đoạn miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng. Bằng kiến thức địa lí sâu rộng, vốn từ ngữ phong phú, Nguyễn Tuân đã tái hiện thành công vẻ đẹp hung bạo của dòng sông: “Lại như quãng mặt ghềnh... lật ngửa bụng thuyền ra”. Câu văn trải dài, chia làm nhiều vế ngắn, có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên nhịp nhanh, mạnh, gấp gáp để diễn tả phản ứng dây chuyền giữa sóng, gió, nước và đá, chứa đựng đầy sự hiểm nguy. Sự nguy hiểm còn thể hiện qua những cái hút nước trên sông với âm thanh ghê rợn “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Âm thanh ấy vừa dữ dội, vừa kì quái như phát ra từ cổ họng của một con quái vật. Trường liên tưởng được đẩy đến giới hạn xa nhất khi Nguyễn Tuân vẽ ra cảnh một anh bạn quay phim táo tợn ngồi vào thuyền thủng để thả mình vào cái hút nước xoáy kinh dị ấy.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

A. Lỗi thiếu hụt chủ đề

B. Lỗi không tách đoạn

C. Lỗi thiếu phương tiện liên kết

D. Đoạn văn không mắc lỗi

Câu 4: Đọc đoạn văn ở câu 3 phần Nhận biết. Đâu là cách sửa đúng?

A. Mở rộng thêm cho ý chính về cái dữ dội và nguy hiểm của dòng sông

B. Tách đoạn từ “Câu văn trải dài …”

C. Bổ sung các từ có tính liên kết cho đoạn văn.

D. Không cần sửa.

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

“Ở dạng nguyên chất, nước không màu, không mùi, không vị. Nước bao phủ 70% diện tích trái đất. Vì thế, phải chăng chúng ta có thể thoải mái sử dụng nước mà không lo chúng bị cạn kiệt không? Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương. Vậy, chúng ta cần phải sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn nước ít ỏi và quý giá này?

Vì nước là thứ quý hiếm nhất hành tinh nên nhiều quốc gia đang xung đột với nhau khi cùng sử dụng những “con sông chung” như sông Mê Kông (Mekong), sông Ấn, sông A-ma-dôn (Amazon),... Khi những bất đồng về việc chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia không được giải quyết thoả đáng bằng biện pháp hoà bình thì rất có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, lịch sử đã ghi lại cuộc chiến dai dẳng giữa người I-xra-en (Israel) và người Pa-lét-xo-tin (Palestine) được cho là một phần do tranh giành nguồn nước.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

A. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện

B. Lỗi không tách đoạn

C. Lối thiếu hụt chủ đề

D. Lỗi lạc chủ đề

Câu 6: Đọc đoạn văn ở câu 5 phần Nhận biết. Đâu là cách sửa đúng?

A. Gộp hai đoạn văn lại làm một.

B. Tách đoạn từ “Khi những bất đồng …”

C. Mở rộng bàn bạc thêm về chủ đề của 2 đoạn văn.

D. Viết lại đoạn 2 bàn về việc chúng ta phải sử dụng như thế nào để bảo về nguồn nước.

Câu 7: Cho đoạn văn sau:

“(1) Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. (2) Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. (3) Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. (4) Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

Hãy chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn trên.

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

Câu 8: Cho đoạn văn sau:

“(1) Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. (2) Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. (3) Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. (4) Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”

Hãy chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn trên.

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (4)

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại mà ngày hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Văn kiện trọng đại này đã xuất hiện như một ngọn đuốc hi vọng soi đường cho hàng triệu nô lệ da đen, những con người bị thiêu đốt trong lò lửa của bất công bạo tàn. Văn kiện ấy đã đến như ánh bình minh rực rỡ kết thúc đêm trường tù ngục.

Nhưng rồi, một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn còn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ và thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình. Chính vì thế nên ngày hôm nay chúng ta đến đây để quyết liệt lên tiếng về thảm trạng này.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

A. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện

B. Lỗi không tách đoạn

C. Lỗi dùng sai phương tiện liên kết

D. Đoạn văn không mắc lỗi

Câu 2: Đọc đoạn văn ở câu 2 phần Thông hiểu. Đâu là cách sửa đúng?

A. Gộp hai đoạn làm một.

B. Tách đoạn từ “Một trăm năm sau …”

C. Đảm bảo sự đồng đều về các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ trong các câu.

D. Không cần sửa.

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

“Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ ngắn với bốn tiếng:

Bầu trời cảnh Bụt

Toàn bài đều viết bằng những câu dài với 7 hoặc 8 tiếng, duy chỉ có câu đầu này là ngắn đặc biệt nhưng cái hình thức kia đâu phải ngẫu nhiên.

Câu thơ vẽ không gian, một không gian kì ảo và thơ mộng. Câu thơ như tiếng reo khe khẽ: Đây là cảnh Bụt. Nó không phải Tây Trúc nhưng cảnh sắc dưới bầu trời nơi đây đều thuộc về cõi Bụt.”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

A. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện

B. Lỗi không tách đoạn

C. Lỗi dùng sai phương tiện liên kết

D. Đoạn văn không mắc lỗi

Câu 4: Đọc đoạn văn ở câu 3 phần Thông hiểu. Đâu là cách sửa đúng?

A. Bỏ tách đoạn sau câu “Toàn bài … ngẫu nhiên”.

B. Tách đoạn từ “Nó không phải …”

C. Bổ sung các từ ngữ có tính liên kết trước các câu, đặc biệt là câu đầu mỗi khổ.

D. Không cần sửa.

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

“Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

Hãy chỉ ra tính mạch lạc trong đoạn văn trên.

A. Các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: “chức năng chiến đấu của văn chương”.

B. Các câu 3, 4, 5 đều triển khai ý của câu l - câu mang chủ đề của đoạn văn.

C. Các câu đều hoà quyện vào dòng xoáy của thơ văn Nguyễn Trãi.

D. Cả A và B.

Câu 6: Cho đoạn văn sau:

“Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Hãy chỉ ra tính mạch lạc trong đoạn văn trên.

A. Các câu trong đoạn thống nhất triển khai về chủ đề: sự hèn kém của quân giặc. Các câu liên kết trong đoạn có chức năng triển khai qua các ý nhỏ từ chủ đề của đoạn văn được thể hiện trong câu chủ đề.

B. Các câu trong đoạn đều có những tính chất nhất định làm cho nội dung đi sâu vào một vấn đề chính, tạo nên màu sắc chung cho cả đoạn văn, liên quan đến cách dụng binh khôn ngoan.

C. Các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ: “Kể ra người giỏi dùng binh là ở chỗ biết rõ thời thế”. Các câu liên kết trong đoạn có chức năng triển khai qua các ý nhỏ từ chủ đề của đoạn văn được thể hiện trong câu chủ đề.

D. Đoạn văn không mạch lạc do các câu không tập trung thể hiện một chủ đề.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:

“Trong cuộc sống có rất nhiều giây phút tươi đẹp khiến ta nhớ mãi. Đó có thể là một chuyến dạo chơi công viên, khi ta cùng người bạn thân lặng ngắm những khóm hoa tươi đẹp khoe sắc bên hồ.”

A. Lỗi thiếu hụt chủ đề

B. Lỗi thiếu phương tiện liên kết

C. Lỗi nội dung không phù hợp

D. Lỗi câu chủ đề.

Câu 2: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:

“Văn nghị luận vếu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chúng ta thường cảm thấy căn nghị luận khó viết, thật ra đây là kiểu bài dễ viết nhất so với căn biểu cảm và văn miêu tả vì dàn ý của bài văn nghị luận mang tính khuôn mẫu và tương đối ổn định.”

A. Lỗi lạc chủ đề.

B. Lỗi thiếu hụt chủ đề

C. Lỗi kết đoạn

D. Lỗi logic

Câu 3: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?

“Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một “căn bệnh” trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm.”

A. Lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp.

B. Lỗi các ý không có tác dụng liên kết.

C. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

“Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con ngừời sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên.

A. Phép nối: từ đó

B. Phép lặp: sự nghiệp, văn chương, nhà văn

C. Phép thế: như thế

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

“Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên.

A. Sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép lặp (“thay đổi”, “thất phu”,...), phép nối (“thì”).

B. Sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép lặp (“dùng binh”, “thời thế”,...), phép nối (“kể ra”).

C. Sử dụng linh hoạt các biện pháp liên kết hình thức (“kể ra, được, chỉ,…) và nội dung (tăng tiến tính chất vấn đề)

D. Sử dụng linh hoạt các biện pháp liên kết hình thức (“mà thôi, hoá, thế,…) và nội dung (mở rộng tính chất vấn đề, đặt câu hỏi)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Tất cả hình ảnh, âm thanh và màu sắc trong đoạn thơ này đều nhằm nói lên sự khác biệt của mùa thu nay.

Hình ảnh tươi mát, sống động: gió thổi rừng tre phấp phới; âm thanh rộn rã: nói cười thiết tha; còn màu sắc thì trong biếc. Cái buồn, cái lạnh của “những ngày thu đã xa” giờ không còn nữa. Chính niềm vui trong đôi mắt thi sĩ đã làm nên vẻ đẹp sáng trong của mùa thu nay. Nguyên nhân của niềm vui ấy thật to lớn, sâu xa. Đó là nước nhà đã được độc lập, nhân dân ta đã là chủ nhân của đất nước. Nhà thơ muốn reo lên cùng niềm hạnh phúc tột cùng:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Hãy chỉ ra lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn trên.

A. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện

B. Lỗi không tách đoạn

C. Cả A và B.

D. Lỗi thiếu hụt chủ đề

Câu 2: Đọc đoạn văn ở câu 1 phần Vận dụng cao. Đâu là cách sửa đúng?

A. Chuyển đoạn từ “Hình ảnh tươi mát … không còn nữa” lên đoạn 1.

B. Gộp hai đoạn văn vào làm một.

C. Tách đoạn từ “Chính niềm vui …”

D. Viết lại đoạn 2 tập trung vào việc thể hiện sự tự hào về chủ quyền đất nước đã được đề cập đến ở đoạn 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay