Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 30: ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

CHƯƠNG 6: VIRUS VÀ ỨNG DỤNG

BÀI 30: ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

A. Lactococcus lactis

B. Aspergillus oryzae

C. Bacillus thuringiensis

D. Saccharomyces cerevisiae

Câu 2: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương

B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương

D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

Câu 3: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

(1). Xạ khuẩn

(2). Vi khuẩn

(3). Động vật nguyên sinh

(4). Nấm

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (2), (3)

D. (1), (4)

Câu 4: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng

B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng

C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng

D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 5: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa.

D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 6: Cho một số đặc điểm sau:

(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh

(2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý

(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa

(4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

A. xử lí rác thải

B. sản xuất nước mắm

C. sản xuất sữa chua

D. tổng hợp chất kháng sinh

Câu 8: Robert Koch đã phát hiện ra trực khuẩn Anthracis vào năm 1876 gây ra bệnh than, bản chất của tác nhân này là?

A. Vi-rút

B. Fungi

C. Vi khuẩn

D. Động vật nguyên sinh

Câu 9: Cho các đặc điểm sau: Có bao nhiêu đặc điểm là ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut Baculo?

(1) Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.

(2) Virut có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.

(3) Dễ sản xuất, giá thành hạ.

(4) Tác động nhanh.

(5) Tác động chậm.

(6) Một số có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 10: Virut gây bệnh cho nguời, vật nuôi và cây trồng nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là?

A. xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.

B. nuôi virut để sản xuất intêfêron

C. nuôi virut để sản xuất insulin.

D. công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật

B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật

C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật

D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật

Câu 2: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt

B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt

D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

Câu 3: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?

(1). Xử lí rác thải

(2). Tổng hợp chất kháng sinh

(3). Lên men sữa chua

(4). Tạo ra máy đo đường huyết

(5). Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Cho một số đặc điểm sau:

(1). Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh

(2). Có khả năng tổng hợp được một số chất quý

(3). Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa

(4). Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng

Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

A. xử lí rác thải.

B. sản xuất nước mắm.

C. sản xuất sữa chua.

D. tổng hợp chất kháng sinh

Câu 6: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.

B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.

C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.

D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật

Câu 7: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường

Câu 8: Inteferon có những khả năng nào sau đây?

A. Chống virut

B. Chống tế bào ung thư

C. Tăng cường khả năng miễn dịch

D. Cả A, B và C

Câu 9: Ribavirin được tổng hợp lần đầu tiên vào năm ………

A.1988

B.1970

C.1978

D. 1972

Câu 10: Virut gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là

A. xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.

B. nuôi virut để sản xuất intêfêron

C. nuôi virut để sản xuất insulin.

D. công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa

B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa

C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa

D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa

Câu 2: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?

(1) Xử lí rác thải

(2) Tổng hợp chất kháng sinh

(3) Lên men sữa chua

(4) Tạo ra máy đo đường huyết

(5) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

A. Lactococcus lactis.

B. Aspergillus oryzae.

C. Bacillus thuringiensis.

D. Saccharomyces cerevisiae.

Câu 4: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.

B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.

C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.

D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

Câu 5: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

(1) Xạ khuẩn.

(2) Vi khuẩn.

(3) Động vật nguyên sinh.

(4) Nấm.

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (2), (3)

D. (1), (4)

Câu 6: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng

B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng kí sinh và làm chết côn trùng

C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự sinh sản của côn trùng

D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 7: Nếu vết thương của bạn bị nhiễm bẩn bởi đất, bạn có thể được tiêm thuốc chống uốn ván. Thuốc tiêm sẽ chứa kháng thể chống uốn ván. Đây là một ví dụ về...

A. miễn dịch thụ động

B. miễn dịch tích cực

C. miễn dịch nhân tạo

D. điều trị bằng thuốc

Câu 8: Điều nào sau đây là đặc điểm đặc biệt nhất của hệ thống miễn dịch thích nghỉ?

A. Kháng thể

B. Tế bào T

C. Tế bào T bộ nhớ

D. Mở rộng dòng vô tính của các kháng thể và/hoặc tế bào T có sẵn

Câu 9:  Trường hợp người bị nhiều vết cắn, vết cắn sâu, vết cắn gần thần kinh

trung ương hoặc chó cắn xong chết hoặc mất tích hoặc bị chó con cắn thì

A. Chỉ cần tiêm huyết thanh chống dại là đủ

B. Phải đi tiêm huyết thanh và vacxin dại ngay

C. Cần tiêm vacxin dại cho chó

D. Cần theo dõi tình trạng của các vết cắn

Câu 10: Nhóm virut kí sinh trên côn trùng thường được ứng dụng trong

A. Sản xuất thực phẩm

B. Sản xuất thuốc kháng sinh

C. Làm sạch môi trường

D. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bệnh viêm não Nhật Bản do virut gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex hút máu lợn có virut sau đó đốt người sẽ truyền virut sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?

A. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut gây bệnh.

B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.

C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.

D. Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi.

Câu 2: Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut A với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thu được một chủng lai có lõi của chủng A và vỏ prôtêin của chủng B. Đem nhiễm chủng lai vào sinh vật để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ thu được

A. cả chủng A và chủng B

B. vỏ giống cả chủng A và B, lõi giống chủng B.

C. chủng lai.

D. chủng A.

=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay