Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 24 - Bài 3- Luyện từ và câu - Câu cảm, dấu chấm than

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 24 - Bài 3- Luyện từ và câu - Câu cảm, dấu chấm than. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 24

BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU CẢM, DẤU CHẤM THAN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Điền chữ thích hợp và chỗ trống sau “ Những cánh hoa ...ấy mỏng manh, dịu ...àng rung rinh trong ..ó.”

A. gi/d/gi

B. d/gi/d

C. gi/gi/gi

D. d/d/gi

Câu 2: Từ ngữ nào sau đây viết chưa đúng chính tả?

A. khẳng khiu

B. miu trí

C. phụng phịu

D. lưu giữ

Câu 3: Từ ngữ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. hoa lịu

B. miu trí

C. bân khuâng

D. múa lân

Câu 4: Câu nào sau đây là câu cảm?

A. Đất nước ta đẹp biết bao!

B. Sông Hương đẹp biết bao!

C. Tiếng Việt thật là giàu nhạc điệu!

D. Cả A, B, C

Câu 5: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm

“ Trấn đấu hay.”

A. Trận đấu hay quá!

B. Trời ơi, trận đấu hay biết bao!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm

“Thủ môn bắt bóng giỏi”

A. Thủ môn bắt bóng giỏi quá!

B. Ôi thủ môn bắt bóng giỏi thật đấy!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 7: Câu cảm nào sau đây nêu cảm xúc khi tham gia luyện tập thể thao?

A. Quả bóng tròn căng mịn.

B. Em được tham gia luyện tập thể thao thích quá!

C. Ôi, được tham gia luyện tập thể thao thích thật đấy!

D. Cả B, C đều đúng

Câu 8: Câu cảm nào sau đây nêu cảm xúc khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao?

A. Trận đấu thể thao hôm nay căng thẳng quá!

B. Trời ơi, trận đấu thể thao hôm nay thú vị biết bao!

C. Ôi, được tham gia luyện tập thể thao thích thật đấy!

D. Cả A, B đều đúng

Câu 9: Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu gì?

A. Dấu chấm

B. Dấu chấm than

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 10: Câu cảm là câu gì?

A. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị

B. Dùng để bộc lộ cảm xúc

C. Cả a, b đều đúng

D. Cả a, b đều sai

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Trời, thật là kinh khủng!”

A. Bộc lộ cảm xúc vui mừng.

B. Bộc lộ cảm xúc thán phục.

C. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

D. Đáp án khác

Câu 2: Trong câu cảm, thường có các từ ngữ nào dưới đây?

A. ôi, chao ôi, trời, quá, lắm

B. nào, đi, nhé, nha

C. ôi, nhé, nào, nha

D. đi, nhé, trời, quá

Câu 3: Em hãy chuyển câu kể sau thành câu cảm

“Con mèo này bắt chuột giỏi.”

A. Ồ, bạn Giang học giỏi thật!

B. Bạn Ngân chăm chỉ quá!

C. Ôi, trời rét quá!

D. Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!

Câu 4: Em hãy chuyển câu kể sau thành câu cảm

“Bạn Ngân chăm chỉ.”

A. Ồ, bạn Giang học giỏi thật!

B. Bạn Ngân chăm chỉ quá!

C. Ôi, trời rét quá!

D. Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!

Câu 5: Em hãy chuyển câu kể sau thành câu cảm

“Bạn Giang học giỏi.”

A. Ồ, bạn Giang học giỏi thật!

B. Bạn Ngân chăm chỉ quá!

C. Ôi, trời rét quá!

D. Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Trên bóng trôi dẫn về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dần hết lên phần sên đối phương. Bốt ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tốt cỏ ngỡ ngàng.

- A, vào rồi!

- Tuyệt quá!

- 3B vô địch!

- Hoan hô 3B!

Tiếng hò reo vỡ oà sân bóng.”

                                                   Văn Thành Lê

A. Đưa ra yêu cầu, đề nghị

B. Bày tỏ cảm xúc khen ngợi, hào hứng.

C. Kể lại, mô tả lại sự vật, hiện tượng

D. Không có tác dùng gì

Câu 2: Cô giáo ra bài toán khó. Cả lớp chỉ có một bạn làm được. Em hãy đặt câu tỏ ý thán phục trong tình huống trên.

A. Bạn Lan là một học sinh giỏi của lớp

B. Chà! Giải được bài toán này, bạn Lan quả là giỏi thật!

C. Bạn Lan học rất giỏi

D. Bạn Lan đã làm được bài toán khó cô giao

Câu 3: Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ tới chúc mừng. Em hãy đặt câu tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng trong tình huống trên.

A. Ôi! Cả bạn Minh cũng tới mừng sinh nhật của tôi, thật quý hóa vô cùng!

B. Bạn Minh cũng tới mừng sinh nhật của tôi.

C. Bạn Minh tới mừng sinh nhật tôi hả?

D. Tôi rất vui khi bạn Minh cũng tới mừng sinh nhật của tôi.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Ôi, bạn Nam đến kìa!”

A. Bộc lộ cảm xúc vui mừng.

B. Bộc lộ cảm xúc thán phục.

C. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

D. Đáp án khác

Câu 2: Câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Ồ, bạn Nam thông minh quá!”

A. Bộc lộ cảm xúc vui mừng.

B. Bộc lộ cảm xúc thán phục.

C. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

D. Đáp án khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay