Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 31 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập về chỉ đặc điểm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 31 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập về chỉ đặc điểm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
TUẦN 31BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂMA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Đâu là cách viết đúng của tên gọi “đèo hải vân”?
A. Đèo hải vân
B. Đèo Hải Vân
C. đèo Hải Vân
D. Đèo Hải vân
Câu 2: Đâu là cách viết đúng của tên gọi “tỉnh đồng nai”?
A. Tỉnh Đồng Nai
B. tỉnh Đồng Nai
C. Tỉnh Đồng nai
D. Tỉnh đồng Nai
Câu 3: Đâu là cách viết đúng của tên gọi “sông Vàm cỏ đông”?
A. Sông Vàm Cỏ Đông
B. sông vàm cỏ đông
C. sông Vàm Cỏ Đông
D. sông Vàm cỏ đông
Câu 4: Đâu là cách viết đúng của tên gọi “thị xã đồng đăng”?
A. Thị xã Đồng đăng
B. thị xã đồng đăng
C. thị xã Đồng Đăng
D. thị xã Đồng đăng
Câu 5: Đâu là cách viết đúng của tên gọi “vùng đồng tháp mười”?
A. Vùng Đồng tháp mười
B. vùng Đồng tháp mười
C. vùng Đồng Tháp Mười
D. vùng đồng Tháp Mười
Câu 6: Đâu là cách viết đúng của tên gọi “thành phố cần thơ”?
A. thành phố cần Thơ
B. Thành phố Cần Thơ
C. thành phố Cần Thơ
D. thành phố Cần thơ
Câu 7: Từ ngữ nào sau đây gồm 2 tiếng cùng bắt đầu bằng chữ l?
A. Lung linh
B. Long lanh
C. Lộng lẫy
D. Cả A, B, C
Câu 8: Từ ngữ nào sau đây gồm 2 tiếng cùng bắt đầu bằng chữ g?
A. Gãy gọn
B. Gật gù
C. Gai góc
D. Cả A, B, C
Câu 9: Từ ngữ nào sau đây gồm 2 tiếng cùng bắt đầu bằng chữ n?
A. Nóng nực
B. Nài nỉ
C. Nôn nao
D. Cả A, B, C
Câu 10: Từ ngữ nào sau đây gồm 2 tiếng cùng bắt đầu bằng chữ r?
A. Rực rỡ
B. Rõ ràng
C. Róc rách
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Từ ngữ nào chỉ màu đỏ trong đoạn thơ sau
“ Mẫu đơn đỏ thắm
Đỏ chót mào gà
Trạng nguyên thắp lửa
Như đốm nắng xa
Hồng nhung đỏ thẫ
Đào bích đỏ hồng
Mười giờ đỏ rực
Rạng rỡ vườn xuân”
Trâm Anh
A. Đỏ thắm
B. Đỏ chót
C. Đỏ hồng, đỏ rực
D. Cả A, B, C
Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây chỉ màu vàng?
A. Vàng úa
B. Vàng hoe
C. Vàng tươi
D. Cả A, B, C
Câu 3: Từ ngữ nào dưới đây chỉ màu tím?
A. Tím tím
B. Tím nhạt
C. Tím đậm
D. Cả A, B, C
Câu 4: Từ ngữ nào dưới đây chỉ màu xanh?
A. Xanh biếc, xanh lè, xanh lét
B. Xanh mét, xanh ngắt, xanh ngát
C. Xanh rờn, xanh mượt, xanh đen
D. Cả A, B, C
Câu 5: Câu nào dưới đây có sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc?
A. Ngoài vườn những tàu lá chuối xanh biếc.
B. Em bé có làn da trắng hồng.
C. Cánh đồng quê mới đẹp làm sao!
D. Cả A, B đều đúng
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp?
A. Ngoài vườn những tàu lá chuối xanh biếc.
B. Em bé có làn da trắng hồng.
C. Cánh đồng quê mới đẹp làm sao!
D. Cả A, B đều đúng
Câu 2: Những việc con người cần làm để giữ gìn, xây dựng cho non sông, đất nước ngày càng tươi đẹp đó là?
A. nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.
B. tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
C. sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau
“Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu.”
Định Hải
A. xanh, xanh mát
B. bát ngát
C. xanh ngắt
D. Cả A, B, C
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào?
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Hồ Chí Minh
A. Ở đây tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”
B. Ở đây tiếng suối và trăng được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”
C. Ở đây tiếng suối và hoa được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”
D. Ở đây tiếng suối và cây cổ thụ được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”
Câu 2: Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào?
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.”
Trúc Thông
A. Ông và hạt gạo được so sánh về đặc điểm “hiền”
B. Bà và suối trong được so sánh về đặc điểm “hiền”
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo bài 3: Non xanh nước biếc (tiết 8)