Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 31 - Bài 4 - Mênh mông vừa nước nổi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 4 - Bài 3 - Đọc - Mùa thu của em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
TUẦN 31: ĐẤT NƯỚC MẾN YÊUBÀI 4: MÊNH MÔNG MÙA NƯỚC NỔI(20 câu)
(20 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Tháng mấy nước nhảy lên bờ?
A. Tháng hai
B. Tháng năm
C. Tháng mười
D. Tháng bảy
Câu 2: Điền vào chỗ trống: Nước sông dâng lên.......
A. Long lanh
B. Lấp lánh
C. Sóng sánh
D. Lung linh
Câu 3: Nước sông dâng lên long lanh được ví như gì?
A. Mặt hồ trong suốt
B. Một tấm gương khổng lồ
C. Một biển thu nhỏ
D. Một chiếc gương
Câu 4: Những chuyến đò ngang sông như thế nào?
A. Dập dềnh
B. Sóng sánh
C. Xô nước tràn vào đồng
D. Cả ba đáp án trên
Câu 5: Điền vào chỗ trống: Những chiếc......... bắt đầu tỏa ra đồng
A. Thuyền lớn
B. Xuồng con
C. Xe nhỏ
D. Ghe
Câu 6:Những chiếc xuồng tỏa ra đồng để làm gì
A. Đi đánh cá
B. Đi giăng câu
C. Đi thả lưới
D. Đi giăng câu, thả lưới
Câu 7: Điền vào chỗ trống: Những bụi bông điên điển.........
A. Vàng nhạt
B. Hồng rực rỡ
C. Xanh rực rở
D. Vàng rực rỡ
Câu 8: Những bụi bông điên điển nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua được ví như gì?
A. Như mời gọi ai đó vươn tay ra tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi
B. Như mời gọi ai đó vươn tay ra tuốt hái
C. Như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi
D. Như để chào mừng ai đó
Câu 9: Tiếng hò từ các xuống câu hòa với gì?
A. Ngọn gió lùa thênh thang
B. Ngọn gió lùa thênh thang và ánh nắng lóng lánh
C. Ánh nắng lóng lánh
D. Tiếng chim hót
Câu 10: Mặt trời bồng bềnh như gì?
A. Quả bóng màu vàng cam
B. Quả bóng màu đỏ rực
C. Quả bóng màu đỏ cam
D. Quả bóng màu đỏ thẫm
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Thoắt cái mặt trời lặn xuống đâu để trời và nước soi vào nhau ?
A. Cánh đồng chiều
B. Biển
C. Sau núi
D. Dòng sông
Câu 2: Những năm mùa nước nổi về sớm làm nhập chìm cái gì?
A. Những cánh đồng hoa
B. Những cánh đồng lúa chín
C. Những cánh đồng lúa xanh
D. Những cánh đồng lúa non chưa kịp chín
Câu 3: Điền vào chỗ trống: Nhưng khi mùa nước nổi qua đi, nước lũ ....... rút dần
A. Mạnh mẽ
B. Nhanh chóng
C. Âm thầm
D. Lặng lẽ
Câu 4: Nước lũ lặng lẽ rút dần sau khi lặng lẽ làm gì?
A. Chắt chiu phù sa cho những vụ mùa sau
B. Trời không còn mưa nữa
C. Đất đã có đủ nước
D. Những con sông thiếu nước
Câu 5:Ai là tác giả của đoạn văn trên?
A. Ngô Mai Hương
B. Vũ Thị Loan
C. Trần Tùng Chinh
D. Ngô Tiến Lộc
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Mùa nước nổi là mùa gì?
A. mùa có nhiều nước từ sông Mê Kông đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch
B. mùa có nhiều nước từ sông Hồng đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch
C. mùa có nhiều nước từ sông Hồng đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch
D.mùa có nhiều nước từ sông Hồng đổ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch
Câu 2: Tỉnh Bến Tre gắn với hình ảnh nào sau đây?
A. Sông Tô Lịch
B. Bông sen
C. Cây dừa
D. Chùa Một Cột
Câu 3: Xứ Nghệ là tên gọi của vùng nào?
A. Thanh Hóa, Nghệ An
B.Nghệ An, Hà Tĩnh nói chung
C. Quảng Bình, Quảng Trị
D. Cần Thơ
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1:Tháp Mười gắn với hình ảnh nào sau đây?
A. Sông Tô Lịch
B. Bông sen
C. Cây dừa
D. Chùa Một Cột
Câu 2: Đoạn thơ dưới đây nói về danh lam thắng cảnh nào của Việt Nam?
“Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.”
A. Hà Nội
B. Cố đô Hoa Lư
C. Hoàng thành Huế
D.Thăng Long Hà Nội
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo bài 4: Mênh mông mùa nước nổi (tiết 1)