Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 32 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ môi trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 32 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)
TUẦN 32BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ MÔI TRƯỜNGA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Từ ngữ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất?
A. Cây xanh
B. Than đá
C. Khoáng sản
D. San hô
Câu 2: Từ ngữ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất?
A. Cây xanh
B. Than đá
C. Khoáng sản
D. Cả B, C
Câu 3: Từ ngữ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên dưới biển?
A. Cây xanh
B. Than đá
C. Khoáng sản
D. San hô
Câu 4: Nhóm từ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất?
A. San hô, cá, tôm, các loại tảo
B. Than đá, dầu mỏ, khoáng sản
C. Cây xanh, hoa cỏ, động vật, thực vật
D. San hô, cá, tôm, dầu mỏ, khoáng sản
Câu 5: Nhóm từ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất?
A. San hô, cá, tôm, các loại tảo
B. Than đá, dầu mỏ, khoáng sản
C. Cây xanh, hoa cỏ, động vật, thực vật
D. San hô, cá, tôm, dầu mỏ, khoáng sản
Câu 6: Nhóm từ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên dưới biển?
A. San hô, cá, tôm, các loại tảo
B. Than đá, dầu mỏ, khoáng sản
C. Cây xanh, hoa cỏ, động vật, thực vật
D. San hô, cá, tôm, dầu mỏ, khoáng sản
Câu 7: Từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Trồng cây gây rừng
B. Chăm sóc cây xanh
C. Không săn bắt trái phép
D. Cả A, B, C
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “ Với những chiếc vỏ ốc biển nhỏ nhắn, ...”
A. nhím tự bảo vệ mình bằng những lông gai dài và sắc nhọ
B. những chú gà trống gọi bản làng thức dậy bằng tiếng gáy ""ò... ó...o"
C. bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn.
D. Đáp án khác
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “ .... bằng tiếng gáy “ò..ó..o...” lanh lảnh vang xa”
A. Nhím tự bảo vệ mình bằng những lông gai dài và sắc nhọ
B. Những chú gà trống gọi bản làng thức dậy
C. Bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn.
D. Đáp án khác
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau “ .... bằng những chiếc lông gai dài và sắc nhọn”
A. Nhím tự bảo vệ mình
B. Những chú gà trống gọi bản làng thức dậy
C. Bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn.
D. Đáp án khác
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy đặt câu hỏi đối với phần im đậm trong câu sau đây
“Vào chủ nhật, lớp em tham gia dọn vệ sinh ở vườn trường.”
A. Lớp em tham gia dọn vệ sinh ở đâu?
B. Khi nào lớp em tham gia dọn vệ sinh ở vườn trường?
C. Vào chủ nhật, lớp nào sẽ tham gia dọn vệ sinh ở vườn trường?
D. Cả A, B, C
Câu 2: Em hãy đặt câu hỏi đối với phần im đậm trong câu sau đây
“Chúng em cùng nhau nhặt rác ở bãi biển vào mùa hè năm ngoái.”
A. Các em cùng nhau nhặt rác ở bãi biển vào khi nào?”
B. Các em cùng nhạu nhặt rác ở đâu vào mùa hè năm ngoái?
C. Vào mùa hè năm ngoái, các em đã cùng nhau làm gì?
D. Cả A, B, C
Câu 3: Những việc nên làm để bảo vệ môi trường biển là?
A. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển
B. Mang theo những đồ làm bằng nhựa khi ra biển
C. Ném hóa chất xuống biển
D. Lái xe trên bãi biển
Câu 4: Từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm các từ chỉ các dạng địa hình của Trái Đất?
A. Biển, sông, núi, đồi, rừng, đại dương, sa mạc
B. Tiết kiệm nước sạch, bảo vệ động vật hoang dã, trồng rừng
C. Phá rừng, sử dụng túi ni lông, lãng phí nước
D. Cả A, B, C
Câu 5: Từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm các từ chỉ hoạt động bảo vệ Trái Đất?
A. Biển, sông, núi, đồi, rừng, đại dương, sa mạc
B. Tiết kiệm nước sạch, bảo vệ động vật hoang dã, trồng rừng
C. Phá rừng, sử dụng túi ni lông, lãng phí nước
D. Cả A, B, C
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Từ ngữ nào sau đây thuộc nhóm các từ chỉ hoạt động gây hại cho Trái Đất?
A. Biển, sông, núi, đồi, rừng, đại dương, sa mạc
B. Tiết kiệm nước sạch, bảo vệ động vật hoang dã, trồng rừng
C. Phá rừng, sử dụng túi ni lông, lãng phí nước
D. Cả A, B, C
Câu 2: Những việc con người cần làm để giữ gìn, xây dựng cho non sông, đất nước ngày càng tươi đẹp đó là?
A. nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.
B. tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
C. sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3: Cái gì chiếu sáng vào ban đêm, có hình dạng thay đổi từ khuyết đến tròn và ngược lại?
A. Mặt trăng
B. Mặt trời
C. Bóng đèn
D. Đom đóm
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” sau đây
“Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.”
A. “Hai bên bờ sông”
B. “Hoa phượng vĩ”
C. “Nở đỏ rực”
D. Cả A, B, C
Câu 2: Em hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” sau đây
“Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.”
A. “Chim”
B. “Đậu trắng xóa”
C. “Trên những cành cầy”
D. Cả A, B, C
=> Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo bài 1: Cậu bé và mẩu san hô (tiết 1)