Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 20: cơ quan tiêu hoá

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: cơ quan tiêu hoá Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 20: CƠ QUAN TIÊU HOÁ

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tiêu hóa thức ăn là gì?

A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng

B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột

C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Tuyến tiêu hóa gồm

A. Tuyến nước bọt

B. Tuyến vị

C. Tuyến ruột

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Chức năng của hệ tiêu hóa của người là gì?

A. Xử lí cơ học thức ăn

B. Thủy phân thức ăn thành các đơn vị tiêu hóa được

C. Loại bỏ thức ăn không cần thiết

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Cơ quan tiêu hóa bao gồm?

A. Ống tiêu hóa

B. Tuyến tiêu hóa

C. Cả 2 đáp án đúng

D. Cả 2 đáp án sai

Câu 5: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là gì?

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng

B. Ăn và uống

C. Thải phân

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Vệ sinh răng miệng đúng cách.

B. Ăn uống hợp vệ sinh.

C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ống tiêu hóa bao gồm?

A. Miệng, thực quản.

B. Dạ dày, ruột non.

C. Ruột già, hậu môn.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 8: Tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tiêu hóa?

A. Vi sinh vật.

B. Uống nhiều rượu, bia.

C. Ăn thức ăn ôi thiu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Răng có vai trò gì?

A. Nghiền nhỏ thức ăn.

B. Trộn thức ăn khi nhai.

C. Làm mềm thức ăn khô.

D. Tạo ra cảm giác ngon miệng.

Câu 10: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

A. Ruột thừa.

B. Dạ dày.

C. Ruột non.

D. Ruột già.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.

B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.

C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

Câu 2: Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây?

A. Ăn hoa quả nhiều vitamin.

B. Ăn chín uống sôi.

C. Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng.

D. Sinh hoạt điều độ đúng giờ.

Câu 3: Ăn uống không hợp vệ sinh và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý có thể gây ra bệnh gì?

A. Tiêu chảy.

B. Táo bón.

C. Đau dạ dày.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Ý nào dưới đây là hoạt động của dạ dày?

A. Thức ăn được nháo trộn, nghiện nát thành dạng lòng.

B. Các chất bã được hình thành và thải ra ngoài.

C. Các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máy nuôi cơ thể.

D. Nghiền nhỏ thức ăn, nhào trộn, tẩm ướt.

Câu 5: Tại sao chúng ta phải biết cách bảo vệ hệ tiêu hoá?

A. Để chúng ta ăn ngon hơn.

B. Hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và cơ thể nhiều năng lượng mỗi ngày.

C. Cơ thể chúng ta luôn khoẻ mạnh và không phải đi gặp bác sĩ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1.Nếu em cười nói trong khi ăn có thể dẫn đến điều gì?

A. Thức ăn hoặc nước sẽ trào ngược lên mũi, gây sặc.

B. Thức ăn hoặc nước sẽ đi nhầm vào khí quản, gây ho

C. Nuốt nghẹn

D. Tất cả các khả năng trên.

Câu 2: Tại sao không nên ăn quả ngay khi vừa vặt ở trên cây xuống?

A. Quả trên cây bị dính nhiều bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường và các chất hoá học khi chăm sóc cây.

B. Em không thích ăn loại quả đó.

C. Quả chưa chín nên ăn không ngon.

D. Chưa gọt vỏ.

Câu 3: Tại sao em không nên nuốt kẹo cao su vào bụng?

A. Cơ thể sẽ tiêu hoá nó

B. Kẹo cao su sẽ mắc kẹt trong ruột non.

C. Kẹo cao su đi qua hệ thống tiêu hoá xuống đại tràng dẫn đến cản trở quá trình tiêu hoá.

D. Nó quá ngọt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Nói hệ tiêu hoá là “bộ não thứ hai” của cơ thể con người vì

A. Ruột và não được cho là có mối liên kết phức tạp, nghĩa là những gì tiêu cực diễn ra ở não cũng có tác động xấu đến ruột.

B. Trạng thái khoẻ mạnh hay đau ốm có liên hệ nhiều đến việc ăn uống.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Tại sao không nên ăn đồ hết hạn sử dụng. Khi ăn đồ hết hạn sử dụng em phải làm gì?

A. Đồ quá hạn sử dụng không ngon. Khi có dấu hiệu cảm thấy sức khoẻ không ổn em cần nhanh chóng báo cho người lớn để đến cơ sở y tế.

B. Những đồ đã quá hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc nghiêm trọng. Khi có dấu hiệu cảm thấy sức khoẻ không ổn em cần nhanh chóng báo cho người lớn để đến cơ sở y tế.

C. Những đồ đã quá hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc nghiêm trọng. Khi có dấu hiệu cảm thấy sức khoẻ không ổn em tự lấy thuốc uống.

D. Đồ quá hạn sử dụng không ngon. Khi có dấu hiệu cảm thấy sức khoẻ không ổn em tự lấy thuốc uống.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay