Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 29: bề mặt trái đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29: bề mặt trái đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 29: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Bề mặt Trái Đất chia thành mấy châu lục?

A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 2: Các Đại dương trên bề mặt Trái Đất là

A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

B. Tây Đại Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 3: Đồi và núi là những vùng đất như thế nào?

A. Nhô cao.

B. Bằng phẳng.

C. Một vùng đất rộng.

D. Có những chỗ trũng.

Câu 4: Trên bề mặt trái đất có những dạng địa hình nào dưới đây?

A. Đại dương.

B. Hồ.

C. Sông.

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 5: Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là

A. Địa hình núi cao.

B. Các cao nguyên.

C. Đồng bằng.

D. Thung lũng.

Câu 6: Các đới khí hậu trên Trái Đất là

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

B. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

D. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

Câu 7: Đới khí hậu nào nhận được lượng nhiệt và góc chiếu sáng từ mặt trời ít nhất?

A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới.

C. Hàn đới.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 8: Vùng đồng bằng thuận lợi cho

A. Trồng cây lương thực và thực phẩm.

B. Chăn nuôi gia súc lớn.

C. Trồng cây công nghiệp.

D. Trồng rừng.

Câu 9: Ở đới nóng con người có những hoạt động tiêu biểu nào?

A. Chăn nuôi lạc đà.

B. Trồng các loại cây nhiệt đới.

C. Chăn nuôi trâu, dê, bò, lợn,...

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Ở đới ôn hòa con người có những hoạt động tiêu biểu nào?

A. Chăn nuôi bò sữa, cừu.

B. Tổ chức các hoạt động du lịch theo mùa.

C. Trồng các loại cây như nho, táo, lựu, lúa mì,...

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Núi thường cao hơn đồi.

B. Đồi thường cao hơn núi.

C. Núi va đồi cao bằng nhau.

D. Không xác định.

Câu 2: Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình

A. Núi.

B. Cao nguyên.

C. Đồi trung du.

D. Bình nguyên.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. Độ cao tuyệt đối khoảng 200m.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

D. Thích hợp trồng cây công nghiệp.

Câu 4 Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

A. Quanh năm nóng.

B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.

C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.

D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.

Câu 5: Đới khí hậu nào trong năm có khí hậu bốn mùa?

A. Đới ôn hòa.

B. Đới lạnh.

C. Đới nóng.

D. Cả ba đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

A. Cận nhiệt đới.

B. Hàn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 2: Vùng đồi bát úp của nước ta tập trung nhiều ở vùng

A. Trung du Bắc Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 3: Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng

A. Sông Thái Bình, sông Đà.

B. Sông Cả, sông Đà Nẵng.

C. Sông Cửu Long, sông Hồng.

D. Sông Mã, sông Đồng Nai.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?

A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.

B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu 2: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là

 A. Dòng biển.

B. Địa hình.

C. Vĩ độ.

D. Vị trí gần hay xa biển.

=> Giáo án TNXH 3 chân trời bài 29: Bề mặt trái đất (tiết 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay